Sư Đàm Lan "chưa an lòng về các cháu nhỏ chuyển đi"

Ngày 13/09/2014 15:26 PM (GMT+7)

“Nhà chùa nuôi các cháu bao nhiêu năm rồi bây giờ dứt các cháu ra thì rất hụt hẫng, nhà chùa thấy vẫn chưa an lòng về cuộc sống của các cháu", sư Thích Đàm Lan- trụ trì chùa Bồ Đề chia sẻ.

Sau gần 1 tháng tất cả các cháu nhỏ chùa Bồ Đề được chuyển đến trung tâm bảo trợ xã hội, chia sẻ với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật, ni sư Thích Đàm Lan- trụ trì chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội cho biết: "Nhà chùa nhớ các cháu lắm, thực ra có các cháu ở đây đông vui hơn, ấm cúng tình thầy trò, tình bà cháu. Cuộc sống của các cháu đang bình yên bỗng nhiên bị đảo lộn. Nhà chùa nuôi các cháu bao nhiêu năm rồi bây giờ dứt các cháu ra thì rất hụt hẫng, nhà chùa thấy vẫn chưa an lòng về cuộc sống của các cháu nhất là các cháu không lên trung tâm mà về với gia đình”.

“Khi còn nuôi các cháu trong chùa, công việc đối với nhà chùa nó bề bộn hơn, vất vả hơn nhưng vất vả trong niềm vui, bây giờ nó có vẻ nhàn hơn nhưng mình làm tu sĩ thì có nhiều việc tốt để làm không cho phép mình ngừng nghỉ, đó là tâm nguyện của thầy”, sư Đàm Lan nói và cho hay, sau khi những người già và các cháu nhỏ được đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội, nhiều người gọi điện về nói rằng nhớ chùa, nhớ thầy vì dù gì cũng sống ở đây một thời gian dài.

Có những người tha thiết cảm ơn thời gian mà nhà chùa đã giúp đỡ, cho họ nương nhờ lúc khó khăn nhất và vẫn tha thiết xin quay lại được ở lại chùa. Họ nói, ở chùa thì vui hơn vì được sự quan tâm của nhà chùa và có nhiều phật tử, du khách ra vào thăm hỏi, cuộc sống thanh bình, yên tĩnh, ấm cúng, ở trung tâm thì buồn hơn", sư Đàm Lan nói.

Nói về công việc hiện tại, khi trong chùa không còn nuôi dưỡng người già hay trẻ nhỏ nào, sư Đàm Lan cho biết: “Ngày xưa nào thì vừa làm việc nhà xong lại làm việc ngoài nên vất vả, bây giờ thì có vẻ là thanh thản nhưng việc tu sĩ thì không bao giờ hết cả, chẳng qua là mình làm được đến đâu thôi.

Bây giờ trẻ em đi hết, thầy ngồi đóng cửa phòng đọc sách, tụng kinh, niệm phật là một điều kiện rất tốt cho đời tu sỹ. Nhưng cuộc đời của tu sĩ phải phấn đấu tu học, rèn luyện. Cái gì nó gấp rút và cần thiết thì vẫn phải làm, hiện tại các em nó đang thiếu đi học, ốm đau, cuộc sống nó đang đau khổ thì mình phải dấn thân mình lo.

Sư Đàm Lan quot;chưa an lòng về các cháu nhỏ chuyển điquot; - 1

Những cháu bé này hiện đã được chuyển lên các trung tâm bảo trợ xã hội.

Bây giờ đã 60 tuổi làm được thế này là quá phấn đấu rồi, cái tâm nguyện thì vẫn “thấy nhiều người đau khổ thì mình thấy đau lòng.

Làm từ thiện giúp các cháu là mãi chứ không phải ngày một ngày hai. Nhiều trường hợp gọi điện đến, nói “thầy ơi con khổ quá, mong thầy giúp đỡ cho” nên thầy phải ra tay cứu giúp thôi, chứ mình làm sao mà có thể thờ ơ như không có chuyện gì được. Nhưng cũng có một số trường hợp không giúp thì có lỗi, mà trả lời các em cũng thấy khó vì liên quan đến thủ tục.

Có lần hơn 23h có người bị chồng đánh tím mặt mày, bế con vào chùa nhờ thầy cho ở nhờ, không cho ở thì cảm đau xót lắm nhưng cho ở thì lại sai pháp luật. Chùa là cửa từ bi nên không thể chối được, người ta buồn thì phải chia sẻ với người ta".

Như tin tức báo Đời sống và Pháp luật đã đưa, ngày 3/8, Công an TP Hà Nội bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt về hành vi mua bán trẻ em. Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978) là người giúp nhà chùa chăm sóc trẻ tại chùa Bồ Đề và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, quê quán tại xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ngày 4/8, Công an Hà Nội thức khởi tố vụ án mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề.

Đến sáng 22/8, Sở LĐTB-XH Hà Nội đã tiến hành chuyển 17 cháu bé và 13 cụ già- là những đối tượng đang được chăm sóc tại chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội lên Trung tâm Bảo trợ Xã hội Thụy An (huyện Ba Vì).

Đây là đợt 1 trong kế hoạch của Sở LĐTB-XH Hà Nội chuyển toàn bộ trẻ em và người già tại chùa Bồ Đề đến các trung tâm bảo trợ xã hội theo chỉ đạo của thành phố.

Trước đó, Sở LĐTB-XH Hà Nội cho biết, dự kiến việc chuyển các đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội và trẻ em nuôi ở chùa Bồ Đề vào các Trung tâm bảo trợ xã hội sẽ được chia làm 2- 3 đợt... Theo kế hoạch của quận Long Biên, đợt 1 chuyển các trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội sẽ được thực hiện trước ngày 31/8.

Theo Nguyễn Sơn - Quang Thụy
Nguồn:

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin hot