Sự thật việc Tào Tháo cương quyết xây 72 ngôi mộ cho mình khi còn sống

Ngày 27/08/2023 18:20 PM (GMT+7)

Tương truyền, trước khi qua đời, Tào Tháo đã ra lệnh xây dựng 72 ngôi mộ giả cho bản thân để sau này những kẻ trộm mộ sẽ không thể xác định được đâu là nơi chôn cất thật sự của ông.

Ngàn năm nay, mỗi khi nói đến sự đa nghi của Tào Tháo, người ta sẽ nghĩ tới 72 ngôi mộ trong truyền thuyết của ông. Trong các tác phẩm văn học trước đây, tình tiết này được xem là huyền thoại, được giới trí thức và báo chí tốn nhiều giấy mực bàn luận.

Trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, ở chương 78 nói rằng Tào Tháo bệnh nặng không thể chạy chữa nên đã chuẩn bị hậu sự cho mình. Do lo sợ bị hậu thế trộm mộ, Tào Tháo đã cho xây 72 ngôi mộ giả như thật. Người ngoài nhìn vào sẽ không thể phát hiện ra đâu là thật, đâu là giả. Tiểu thuyết "Liêu trai chí dị" của Bồ Tùng Linh cũng đề cập đến ngôi mộ nghi là của Tào Tháo. 

Trên thực tế, khi ra lệnh xây dựng lăng mộ cho mình, Tào Tháo yêu cầu mộ của mình phải nằm trên một vùng đất  cao phía tây đền Tây Môn Báo, nơi đất cằn cỗi. Trên mặt đất không được để bia mộ, không cây cối, không có dấu hiệu nào. Yêu cầu này của Tào Tháo thực ra là để ngăn chặn hành vi trộm mộ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngoài ra, Tào Tháo còn yêu cầu mộ của mình không nằm biệt lập và nằm trong nhóm lăng mộ cùng những nhân vật cao quý khác. Một năm rưỡi sau, vào tháng Giêng năm Kiến An thứ 25, Tào Tháo lâm bệnh nặng ở Lạc Dương và qua đời.

Tang lễ của Tào Tháo diễn ra rất nhanh, không trì hoãn, không chôn theo vàng bạc châu báu. Quan tài cũng không có những tấm vải liệm sang trọng. Có thể thấy, đây là một tang lễ đơn giản, gọn nhẹ theo đúng tâm nguyện trước lúc ra đi của Tào Tháo.

Điều đáng nói, tang lễ của Tào Tháo được tổ chức công khai, có rất nhiều người tham dự. Từ người thân trong gia đình, các tướng lĩnh quân đội, đội cận vệ... đều biết được cụ thể vị trí lăng mộ ông. Sau này, những anh hùng ngã xuống và được chôn cất xung quanh Tào Tháo. Gia đình, người thân, bạn bè họ tất nhiên cũng biết rõ vị trí lăng mộ nhân vật này. 

Không bia mộ, không cây cối, không chôn cất vàng ngọc chính là cách để Tào Tháo ngăn chặn bọn mộ tặc. Không có chuyện ông xây 72 ngôi mộ giả như những gì mà người đời đồn thổi. Trước thời Bắc Tống, người ta đã biết vị trí lăng mộ ông dù không có bia đá, không có cây làm dấu.

Vào thời Tào Ngụy, lăng mộ Tào Tháo được bảo vệ then chốt. Tuy nhiên, sang đến thời Tây Tấn, nơi này đã bị phá hủy rất nhiều. Vị trí lăng mộ của Tào Tháo cũng được công bố rộng rãi khiến nhiều người biết đến.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thuyết 72 ngôi mộ giả bắt đầu xuất hiện từ thời Nam Tống. Trước đó, không ai nói rằng Tào Tháo làm chuyện này. Vậy tại sao người đời sau lại tô vẽ ra huyền thoại này để "gieo tiếng xấu" cho Tào Tháo?

Thứ nhất, càng về sau càng có ít người biết đến địa điểm lăng mộ Tào Tháo. Trải qua thăng trầm lịch sử, những người biết chuyện xưa đã sang thế giới bên kia, bản thân mộ Tào Tháo sẽ chìm vào quên lãng, không còn ai biết chính xác vị trí.

Thứ hai, nhìn quanh khu vực chôn cất Tào Tháo giờ đây thực sự có rất nhiều ngôi mộ không có bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào, giống với 72 ngôi mộ trong truyền thuyết. Kỳ thực, đó là những ngôi mộ của quý tộc từ thời Đông Ngụy và Bắc Tề.

Cuối cùng, tư tưởng của người dân đã thay đổi. Khi Nho giáo trở nên phổ biến, danh tiếng Tào Tháo ngày càng xấu đi, tất cả đều cho ông là kẻ đa nghi bậc nhất. Việc người đời tô vẽ những câu chuyện không có thật để khắc họa sự đa nghi của Tào Tháo chính là minh chứng cho sự thay đổi này.

Vì sao hoàng đế không bao giờ thị tẩm một phi tần trong nhiều đêm liên tiếp?
Ngay cả khi rất yêu thích một phi tần nào đó, hoàng đế cũng không bao giờ độc sủng nàng trong nhiều đêm liên tiếp, tất cả đều có lý do.

Thâm cung bí sử

Theo BẢO LINH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử