Vú nuôi thời xưa kiếm rất nhiều tiền nhưng không chỉ chăm trẻ mà còn làm một việc cực kỳ xấu hổ

Ngày 20/08/2023 18:34 PM (GMT+7)

Ngoài việc chăm nuôi trẻ nhỏ, các vú nuôi thời cổ đại phải kiêm thêm một công việc khiến họ hổ thẹn, bất lực.

Vú nuôi là ngành nghề có từ xa xưa và được duy trì cho đến ngày nay. Trước đây, mẹ ruột của những đứa trẻ có quyền lực, xuất thân quyền quý mới có thể thuê vú nuôi về. Mục đích của họ khi thuê vú nuôi là để giữ dáng sau khi sinh. Trong dân gian, người mẹ sinh xong cơ thể yếu, ngực nhỏ, khó tự nuôi con thì mới thuê vú nuôi giúp. Hầu hết vú nuôi đều xuất thân từ nông thôn nghèo. Họ phải từ bỏ việc nuôi con ruột, dùng sữa của mình để chăm nuôi cho con người khác.

Những vú nuôi không thể về thăm chồng con nhưng số tiền họ kiếm được đủ để nuôi cả gia đình. Thu nhập của họ gấp hàng chục lần so với lương của những người giúp việc bình thường khác. Hơn hết, họ được chủ nhà rất coi trọng. Chính vì vậy, nhiều phụ nữ mới chấp nhận rời bỏ con cái, gia đình để theo nghề này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nghề vú nuôi xuất hiện lần đầu vào thời Chiến Quốc. Trong hoàng cung thời phong kiến Trung Quốc có một "biệt phủ sữa" đặc biệt, tập trung những phụ nữ đến xin việc quanh năm. Đa số họ ở độ tuổi từ 15-20, mới sinh con xong với lượng sữa vừa đủ. Ban đầu, địa vị của họ rất thấp, nhưng sau khi được chọn vào cung, các nhũ mẫu đã trở thành quý tộc, cả đời hưởng phú quý.

Trong hậu cung cổ đại có ba nghìn cung tần mỹ nữ, sự vinh sủng của họ đều do con ruột mang đến. Nếu tự mình nuôi con thì sẽ ảnh hưởng đến thời gian sinh những công chúa, hoàng tử tiếp theo. "Mẹ quý nhờ con", càng nhiều con thì quyền lực càng lớn, điều này đã trở thành quy luật thời bấy giờ. Trong các gia tộc cổ đại cũng vậy, nhiều thê thiếp không muốn nuôi con để tranh sủng. Nghề vú em ra đời chính để đáp ứng nhu cầu này của những phụ nữ quý tộc.

Về sau, người ta đồn đại về việc uống sữa người có thể kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức khỏe. Vì vậy, mỗi gia đình giàu có đều thuê vú nuôi phù hợp, không chỉ để nuôi những đứa trẻ trong nhà mà còn lấy sữa cho người lớn uống. Chính Từ Hi Thái hậu sau khi nghe được lời đồn về lợi ích của sữa mẹ mà đã chiêu mộ hàng tá vú nuôi về để lấy sữa bồi bổ cho mình. Như vậy, sữa của vú nuôi không chỉ đem nuôi trẻ nhỏ mà còn phục vụ cho cả người lớn tại nhà chủ. Đây là điều khiến nhiều người làm nhũ mẫu cảm thấy xấu hổ và có phần bất lực.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Để trở thành vú nuôi của gia đình quý tộc, hầu hết phụ nữ sẽ phải trải qua một cuộc kiểm tra khá đơn giản. Họ sẽ đứng trước mặt những đứa trẻ, tiểu chủ nhân tương lai để cho chúng lựa chọn. Nếu đứa trẻ ngoan ngoãn nằm trong vòng tay người phụ nữ và bú sữa ngon lành thì họ sẽ được chọn. Ngược lại, nếu trẻ quấy khóc thì bà vú sẽ bị loại.

Ở giai đoạn đầu, nghề vú nuôi tương đối khó khăn, nhưng sau này đã có người ghi tên mình vào lịch sử. Quan hệ giữa vú nuôi và những đứa trẻ tương đối thân thiết, tiếng nói của bà vú sau này rất có trọng lượng. Nếu là vú nuôi của hoàng đế, người đó có thể được hưởng vinh hoa phú quý cả đời. Thậm chí, một số hoàng đế còn tôn nhũ mẫu của mình làm thái hậu. Có thể thấy địa vị của vú nuôi trong lòng đứa trẻ còn có thể vượt qua mẹ ruột.

Một khi nắm được quyền lực, nhiều vú nuôi còn bắt đầu thao túng triều chính. Sử sách kể lại, người tàn nhẫn nhất phải kể đến vú nuôi của Minh Hy Tông là Khách Thị. Bà là người phụ nữ phi thường, trong quá trình dạy dỗ Minh Hy Tông lớn lên đã lợi dụng ngoại hình trẻ trung, xinh đẹp để mê hoặc đứa trẻ. Là một thanh niên mới lớn, Minh Hy Tông không thể kháng cự lại được sự nũng nịu của người đàn bà nhiều kinh nghiệm. Sau này, giữa Minh Hy Tông và vú nuôi của mình đã nảy sinh tình cảm nam nữ. Khách Thị không chỉ dụ dỗ nhà vua mà còn châm ngòi cho sự suy tàn của nhà Minh sau này.

Tại sao thái giám đã bị hoạn nhưng vẫn lấy vợ lớn, vợ bé?
Dù không còn chức năng nam giới, nhiều thái giám thời xưa vẫn lấy vợ, thậm chí còn cưới nhiều vợ cùng lúc bởi việc này có thể đem lại cho họ nhiều lợi ích.

Thâm cung bí sử

Theo BẢO LINH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử