Thời cổ đại, có hàng trăm phụ nữ Trung Quốc đã được gả đến Mông Cổ trong những cuộc hôn nhân chính trị nhưng phần lớn họ đều ra đi trong cô độc, không con cái.
Xung đột sắc tộc luôn xuyên suốt chiều dài lịch sử hơn 5.000 năm của Trung Quốc. Nhìn lại chặng đường đã qua, đây là bức tranh sinh động về sự hòa nhập và di cư của các tộc người trên đất Trung Hoa.
Tuy nhiên, quá trình ấy rất lâu dài và tàn khốc. Các triều đại hùng mạnh thì bờ cõi rộng mở, những triều đại yếu thế chỉ có thể nhìn sắc mặt người khác mà sống. Để tránh xung đột biên giới quy mô lớn, các triều đại đồng bằng miền trung của Trung Quốc xưa kia thường cử các công chúa đi hòa giải với ngoại quốc. Hầu hết những công chúa này vốn là cung nữ được sắc phong để có thể gả ra nước ngoài. Thế nhưng những cô gái này một khi đã gả đến Mông Cổ thường không có con cháu, nguyên nhân là do đâu?
Thời cổ đại, các trò chơi chính trị dựa trên hôn nhân vẫn thường xảy ra. Thậm chí ngay ở quy mô nhỏ hơn, người xưa vẫn chứng kiến những cuộc hôn nhân chính trị giữa các gia đình. Hôn nhân chính là món đầu tư thấp nhưng mang lại nguồn lợi lớn, mang đến những lợi ích thiết thực cho cả 2 gia đình, 2 quốc gia.
Ảnh minh họa
Thế kỷ 13 là kỷ nguyên của ngựa sắt Mông Cổ, kể từ khi Thành Cát Tư Hãn thành lập Hãn quốc Mông Cổ vào năm 1206. Khi ấy, vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu máu đổ tới đó, mặt đất đỏ rực hàng nghìn dặm. Cho dù đó là người Hán ở đồng bằng trung tâm hay các dân tộc thiểu số xung quanh, kể cả Tây Á, châu Âu, Nam Á đều nằm dưới sự cai trị của người Mông Cổ. Mối quan hệ với người Mông Cổ cũng bắt đầu từ đây.
Những cuộc hôn nhân lớn nhất với người Mông Cổ trong lịch sử là người Mãn Thanh. Một số hoàng hậu nổi tiếng trong triều đại nhà Thanh đều là công chúa Mông Cổ, chẳng hạn như Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu, Hiếu Trang Hoàng thái hậu, Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu...
Vào thời nhà Thanh, các cách cách kết hôn với các bộ tộc Mông Cổ thậm chí còn nhiều hơn. Trong 276 năm nhà Thanh tồn tại, theo thống kê có 432 cách cách kết hôn với người Mông Cổ. Những công chúa và cách cách rời khỏi cung điện sang trọng, bước chân tới những cánh đồng cỏ tươi tốt, gánh vác trách nhiệm củng cố sự cai trị của nhà Thanh, duy trì mối liên hệ giữa các hoàng tử Mông Cổ. Họ đánh đổi mạng sống non trẻ để đổi lấy sự ổn định của biên cương.
Đồng thời, những cuộc hôn nhân quy mô, lâu dài này đã tạo điều kiện để Trung Quốc cổ đại thiết lập mối quan hệ huyết thống tương đối ổn định với các bộ tộc Mông Cổ, đổi lấy quan hệ thân thiết về chính trị. Ở cấp độ chính trị, những cuộc liên hôn này đã củng cố quan hệ huyết thống giữa giai cấp thống trị nhà Thanh và người Mông Cổ.
Về kinh tế, nhà Thanh quy định công chúa khi xuất giá phải có lễ vật. Điều này giúp Mông Cổ có được một số lượng lớn quan chức có tài và tác động quan trọng đến nền kinh tế của họ.
Ảnh minh họa
Về văn hóa, nó thúc đẩy sự giao lưu và hội nhập văn hóa giữa người Mãn Châu với người Mông Cổ và người Hán. Ở mức độ nhất định, liên hôn có lợi cho sự phát triển toàn diện văn hóa. Vì vậy, hôn nhân của người Mãn Thanh và Mông Cổ được coi là truyền thống của 2 quốc gia trong lịch sử, là điều quan trọng và có lợi cho sự phát triển của 2 dân tộc.
Có thể thấy các công chúa khi được gả sang Mông Cổ gánh vác trách nhiệm duy trì hòa bình rất nặng nề. Trai gái lập gia đình sẽ sinh con đẻ cái. Tuy nhiên, hầu hết các công chúa khi được gả tới Mông Cổ đều không thể sinh con.
Theo ghi chép lịch sử, có rất nhiều phụ nữ đã kết hôn với người Mông Cổ. Tuy nhiên, đa phần họ đều không thể sinh con. Ngay cả khi có bầu thì đứa trẻ sinh ra cũng sớm chết yểu.
Trong xã hội phụ hệ, con cháu có ý nghĩa to lớn với gia đình, dân tộc, xã hội và thậm chí là đất nước. Tuy nhiên, việc những phụ nữ Trung Quốc lấy chồng Mông Cổ không có con thực sự rất khó hiểu. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra 3 nguyên nhân chính có thể lý giải cho việc này.
Thứ nhất, đất nước, thổ nhưỡng, phong tục tập quán ở 2 nước khác nhau. Các bộ tộc Mông Cổ sẽ có cuộc sống, thổ nhưỡng hoàn toàn khác biệt với vùng đồng bằng trung tâm. Làm sao những phụ nữ sống trong hoàng cung bấy lâu có thể chịu đựng được khó khăn gian khổ trên thảo nguyên Saibei. Sự khác biệt trong thói quen sinh hoạt sẽ ảnh hưởng tới thể trạng và khả năng sinh sản. Đã có những cách cách lần đầu đến Mông Cổ, không thể thích nghi với điều kiện sống và chết vì trầm cảm. Nhiều người khác thì chết vì bệnh tật. Nhìn chung, các vấn đề môi trường đã ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh con.
Thứ hai, người xưa có quan niệm rất khắt khe về chuyện "khác máu tanh lòng". Các hoàng tử và quý tộc Mông Cổ rất khôn ngoan. Họ sẽ không trân quý nữ nhân Trung Quốc bằng phụ nữ trong bộ tộc mình. Để tránh những rắc rối không đáng có, các quý tộc Mông Cổ hiếm khi nuôi dạy con cháu do những phụ nữ Trung Quốc sinh ra. Vì vậy, các công chúa này cũng có rất ít con cháu.
Nguyên nhân cuối cùng là do một số bộ tộc dân tộc thời đó có có tập tục xấu, đó là khi chồng chết thì quả phụ sẽ kết hôn với anh trai hoặc con trai của người đã khuất. Với phụ nữ Trung Quốc, điều này là không thể chấp nhận được. Nếu họ có con cháu với chồng trước thì cũng sẽ bị người chồng kế giết hại hoặc bỏ rơi.