'Tại sao những đứa trẻ ăn xin luôn ngủ?'

Ngày 04/03/2014 15:54 PM (GMT+7)

Sự thật phía sau câu hỏi này được một tác giả phương Tây vạch trần khiến nhiều người bàng hoàng.

Một bài viết giấu tên đăng trên trang CNN vạch trần đường dây ăn xin có tổ chức ở các nước châu Á đã gây bàng hoàng và xôn xao dư luận. Sự thật về lý do tại sao những đứa bé trên tay những người ăn xin luôn ngủ khiến người ta phẫn nộ và đau xót trước mảng tối phía sau những tổ chức mafia ăn xin. Tuy trang CNN không đứng ra đảm bảo độ chính xác của thông tin, bài viết vẫn khiến nhiều người hoài nghi và được chia sẻ rất nhiều trên internet:

“Trên vệ đường gần nhà ga có một người phụ nữ già nua, mái tóc rối bù và bẩn thỉu luôn cúi gằm mặt. Người phụ nữ ngồi trên sàn đất bẩn, cạnh bên đó là một cái túi đựng tiền xin được của người đi đường. Trên tay người phụ nữ, một đứa trẻ khoảng 2 tuổi đang ngủ say. Đứa bé cũng mặc một bộ quần áo bẩn và một cái mũ rách.

Nhiều người đi qua đã bỏ lại tiền cho người phụ nữ ấy. Chúng ta luôn có lòng cảm thông với những phận đời khốn khó. Chúng ta sẵn sàng cho họ chiếc áo cuối cùng, đồng xu cuối cùng trong ví và không bao giờ nghĩ gì khác. Giúp đỡ, đối với chúng ta, chỉ là “Cho tiền. Xong”.

Tôi đã đi ngang qua người ăn xin này cả tháng. Tôi không cho họ một xu lẻ nào vì tôi biết, đằng sau người phụ nữ ăn xin này là cả một băng nhóm có tổ chức. Những người ăn xin phải nộp lại tiền cho một kẻ quản lý những ăn xin trong khu vực. Những kẻ cầm đầu này hóa ra lại sở hữu rất nhiều tiền và xe hơi đắt tiền.

Đương nhiên, những người ăn xin cũng nhận được một chút gì đó, một chai vodka và một cái bánh mì vào buổi tối.

#039;Tại sao những đứa trẻ ăn xin luôn ngủ?#039; - 1

Một tháng sau, khi đi ngang qua người phụ nữ ăn xin đó, tôi phát hiện ra điều gì đó bất ổn.

Tôi nhìn đứa bé, nằm giữa một con phố ồn ào, mặc bộ quần áo rách nát, úp mặt vào tay “mẹ” và ngủ. Đứa bé ngủ li bì từ sáng đến tối, không khóc, không kêu gào.

Trong các bạn đây, có ai đã từng có con? Các bạn có nhớ bọn trẻ trong giai đoạn 1,2,3 tuổi ngủ như thế nào không? Hai tiếng, nhiều nhất là 3 tiếng mỗi giấc, sau đó lại thức. Vậy nhưng trong suốt một tháng tôi đi ngang người phụ nữ ăn xin này, tôi chưa bao giờ thấy đứa bé thức. Tôi nhìn đứa bé đang ngủ trong tay người phụ nữ rồi hỏi “Tại sao lúc nào đứa trẻ cũng ngủ?

Người phụ nữ vùi sâu mặt vào cổ áo, giả vờ như không nghe thấy câu hỏi của tôi. Tôi hỏi lại một lần nữa. Cô ta ngước mắt lên, nhìn ra phía sau lưng tôi một cách kỳ lạ. Cái nhìn của người phụ nữ ấy như ánh mắt của một sinh vật đến từ hành tinh khác rồi lầm bầm trong miệng một câu chửi thề.

Tôi tiếp tục hét lên câu hỏi của mình “Sao nó lại ngủ?”. Ngay lúc này, một bàn tay đặt lên vai tôi. Tôi quay người lại. Một người đàn ông lớn tuổi nhìn tôi với vẻ mặt không thiện cảm. Người đàn ông này cất tiếng nói “Anh muốn gì ở cô ấy? Anh không thấy rằng cô ấy đang phải vật lộn với cuộc sống khó khăn của mình à?" Sau đó, ông ta lấy ra trong túi mình mấy đồng tiền lẻ rồi để vào chiếc túi ăn xin.

Người đàn bà thể hiện niềm biết ơn với vẻ mặt sầu khổ. Sau đó, người đàn ông bỏ tay khỏi vai tôi rồi tiếp tục bước đi đến trạm ga. Tôi đoán chắc rằng, anh ta sẽ kể lại cho mọi người nghe, anh ta đã bảo vệ một người phụ nữ nghèo ăn xin khỏi một gã đàn ông bất lịch sự ở nhà ga như thế nào.

#039;Tại sao những đứa trẻ ăn xin luôn ngủ?#039; - 2

Ngày hôm sau, tôi gọi cho một người bạn. Anh ấy là một người vui tính và rất giàu có, sở hữu những chiếc xe hơi ngoại nhập đắt tiền và một ngôi nhà khổng lồ dù không hề được học hành nhiều.

Nhờ anh bạn này, tôi bắt đầu hiểu rõ hơn về đường dây ăn xin có tổ chức. Những đứa trẻ nằm ngủ ngon lành trên tay nhiều người ăn xin thực chất là được "thuê" từ những gia đình có cha mẹ suốt ngày say xỉn, thậm chí, có nhiều đứa trẻ còn bị bắt cóc. 

Tôi cần đáp án cho câu hỏi của mình: Vì sao những đứa trẻ luôn ngủ. Anh bạn tôi bình thản trả lời bằng một giọng điệu đơn giản như nói về tình hình thời tiết: "Chúng hoặc là phê ma túy, hoặc là đã say rượu rồi…”

Tôi choáng váng hỏi lại “Ai phê ma túy? Ai say rượu cơ?”

Anh bạn đáp lại “Đứa trẻ. Vì thế, nó không thể kêu khóc được. Người ăn xin luôn ngồi cả ngày ngoài đường, đứa trẻ liệu có thể chịu được không?" 

Để khiến đứa bé ngủ cả ngày, những kẻ ác độc phía sau màn ăn xin nghèo khổ đã bắt nó phải uống rượu hoặc chích thuốc.

Đương nhiên, cơ thể của những đứa trẻ không thể chịu nổi việc bị chuốc ma túy và rượu liên tục. Và, chúng thường sẽ chết. Điều tồi tệ nhất là có lúc chúng chết ngay trong "giờ làm việc". Sau đó, “bà mẹ” ăn xin sẽ phải thay nó bằng đứa trẻ khác rồi ôm cho đến tối. Đây là luật rồi. Và người đi đường thì sẽ vẫn cho tiền và tin rằng hành động của mình rất đạo đức. 

Ngày hôm sau, tôi quay trở lại ga tàu nơi người phụ nữ ăn xin đang ngồi. Tôi đưa thẻ phóng viên của mình ra và sẵn sàng cho một cuộc nói chuyện nghiêm túc. Thế nhưng, cuộc nói chuyện ấy đã không diễn ra. Tôi tiến đến để hỏi cô ta về giấy khai sinh của đứa bé, và đặc biệt là đứa trẻ hôm qua cô ta bế đang ở đâu. Đáp lại những câu hỏi của tôi, người phụ nữ ăn xin vẫn chỉ phớt lờ.

Nhiều người đi đường bắt đầu chú ý đến tôi. Người đàn bà ăn xin đã nói với mọi người rằng tôi bị mất trí và tôi đang quát nạt chị ta. Ngay sau đó, tôi bị tống ra khỏi ga tàu. Lúc này, chỉ còn 1 điều duy nhất tôi có thể làm đó là báo cảnh sát. Nhưng khi cảnh sát đến, cả người phụ nữ và đứa trẻ đều đã biến mất… Lúc này, tôi mới nhận ra rằng mình đang chống đối cả 1 thế lực lớn mạnh.

Có lẽ, sau khi đọc những dòng tâm sự này, các bạn sẽ phần nào hiểu được "Tại sao những đứa trẻ trên tay người ăn xin luôn ngủ?". Khi trông thấy những người ăn xin bế một đứa trẻ trên tay ở bất cứ nơi nào, hãy suy nghĩ và quan sát thật cẩn thận trước khi ra tay giúp đỡ họ. Hãy nghĩ rằng: nếu không phải vì lòng thương hại của hàng nghìn người, nghề ăn xin đã không thể tồn tại. Nếu ăn xin không còn tồn tại, sẽ không còn đứa trẻ sơ sinh nào phải chết.

V.Minh (CNN)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan