Tận mắt quy trình đào tạo một phi công

Ngày 15/01/2015 08:19 AM (GMT+7)

Một phi công cho biết, khi thi tuyển, anh ta từng phải trải qua những bài thi kỳ quặc trong phần kiểm tra tâm lý, khả năng tư duy logic, trắc nghiệm tính cách.

Để trở thành một cơ trưởng cầm lái bay trên bầu trời thực sự, những phi công phải trải qua quá trình đào tạo cực kỳ khắt khe và lâu dài. Đó còn chưa kể đến chi phí cho mỗi khóa học rất tốn kém.

Trước đây, khi đào tạo phi công chỉ phục vụ quân sự hoặc duy nhất hãng hàng không quốc gia, gần như tất cả chi phí đều được nhà nước đầu tư, tài trợ. Những người có ước mơ chinh phục bầu trời chỉ cần đủ điều kiện vượt qua các cuộc thi tuyển là nghiêm nhiên được đi học để trở thành phi công.

Ngày nay, khi đào tạo phi công được thực hiện theo phương thức xã hội hóa, những người có niềm đam mê lái máy bay phải tự chi trả những khoản tiền này. Trừ một vài trường hợp xuất sắc có thể nhận được khoản học bổng nào đó.

Hiện nay, tại Việt Nam, chỉ có duy nhất một trường đào tạo phi công - Công ty cổ phần đào tạo Bay Việt.

Theo giới thiệu của Công ty Đào tạo Bay Việt, để hoàn thành một khóa học phi công, học viên phải chi trả ít nhất khoảng 450 triệu đồng trong khoảng 2 năm huấn luyện tại đây.

"Bởi chi phí, trang thiết bị cho các khóa huấn luyện luôn rất đắt đỏ", một chuyên gia lĩnh vực hàng không cho biết.

Điều kiện đầu tiên để một thanh niên Việt Nam được tham gia khóa huấn luyện phi công gồm: Trên 18 tuổi, Tốt nghiệp Trung học phổ thông trở lên, trình độ tiếng Anh: TOEIC 550 trở lên, không nói ngọng, nói lắp; ngoại hình không có dị tật. Chiều cao tối thiểu 1m65 (nam), 1m60 (nữ). Cân nặng tối thiểu 54kg (nam); 48kg (nữ).

Tận mắt quy trình đào tạo một phi công - 1

Muốn hiện thực hóa ước mơ chinh phục bầu trời, một nam thanh niên phải vượt qua kỳ sát hạch. Trong đó có kiểm tra sức khỏe như là thử áp suất, ngồi ghế quay.

Người dự thi ngồi lên một chiếc ghế và quay tít mù. "Sau khi ghế dừng, bạn vẫn phải tỉnh táo như chưa có chuyện gì xảy ra". - Một chàng phi công nói.

Một phi công cho biết, anh ta từng phải trải qua những bài thi kỳ quặc, chưa bao giờ nghĩ đến trong những phần kiểm tra tâm lý, khả năng tư duy logic, trắc nghiệm tính cách. Anh ta được giáo viên đưa cho một bức tranh rất mù mờ không ra hình thù và bắt nhìn thật lâu.

Giáo viên hỏi: "Có thấy gì trong tranh không?".

Trả lời "Không".

Giáo viên: "Anh sai rồi, trong tranh có hình con voi. Anh đã hình dung ra chưa?".

Trả lời: "Chắc chắn là không".

Anh ta đã đạt điểm phần này.

Tận mắt quy trình đào tạo một phi công - 2

Khi đã vượt qua, thí sinh chính thức trở thành học viên và bước vào kỳ huấn luyện lý thuyết 24 tuần. Tất cả giáo trình giảng dạy đều bằng tiếng Anh với 14 môn học lý thuyết. Giá huấn luyện cho giai đoạt học lý thuyết tại Bay Việt là 120 triệu đồng.

Tận mắt quy trình đào tạo một phi công - 3

Vượt qua khóa học lý thuyết, học viên chuyển sang khóa huấn luyện thực hành bay. Trung tâm Bay Việt huấn luyện thực hành bay trong 44 tuần.

Hiện nay, trong nước vẫn chưa đủ cơ sở vật chât và địa điểm huấn luyện thực hành phù hợp. Vì vậy, khóa học thực hành luôn diễn ra tại nước ngoài, có thể tại Mỹ. Chi phí cho khóa học thực hành là hơn 200 triệu đồng.

Tận mắt quy trình đào tạo một phi công - 4

Cuối cùng là khóa học MCC: Học viên được cấp chứng chỉ phối hợp tổ lái (MCC). Chương trình đào tạo cũng diễn ra ở nước ngoài, tại các trường đối tác Bay Việt.

Khóa học này chỉ kéo dài 3 tuần. Chi phí cho khóa học này cũng hơn 100 triệu đồng.

Tận mắt quy trình đào tạo một phi công - 5Tận mắt quy trình đào tạo một phi công - 6Tận mắt quy trình đào tạo một phi công - 7

Đại diện của Công ty Bay Việt cho biết, sau khi học viên tốt nghiệp và được cấp chứng chỉ phi công, trường sẽ chuyển hồ sơ sang Vietnam Airlines.

Tại đây, hãng hàng không quốc gia lại tiếp tục tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên người được chọn không phải là người trở thành phi công cầm lái ngay.

Để một người trở thành cơ trưởng, cơ phó thực sự, họ tiếp tục phải trải qua giai đoạn dài huấn luyện thực tế. Nhưng người mới chủ yếu là ngồi sau buồng lái quan sát mà được giới phi công gọi là "bay bao cát".

Cảnh Kiên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan