Tết Đoan Ngọ trong mắt Gen Z: Không bày biện quá cầu kỳ nhưng vẫn giữ nét truyền thống vốn có

Thùy Thùy - Ngày 22/06/2023 22:00 PM (GMT+7)

Sinh ra trong thời hiện đại, các dịp lễ Tết với thế hệ Gen Z đã khác xa rất nhiều so với thế hệ ông bà, cha mẹ. Tự hỏi rằng ngày Tết Đoan Ngọ có nhạt đi trong mắt Gen Z?

Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm, là dịp để con cháu, họ hàng ở nhiều nơi tụ họp bên nhau mừng lễ và cầu chúc cho một năm mưa thuận gió hòa.

Tết Đoan Ngọ được lưu truyền suốt hàng trăm năm qua. Ảnh Doan Phuong Thao.

Tết Đoan Ngọ được lưu truyền suốt hàng trăm năm qua. Ảnh Doan Phuong Thao.

Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5. Cách trừ sâu bọ trong người như sau: Mọi người sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Rồi bước chân ra khỏi giường ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Nhiều gia đình sẽ lựa chọn nhiều cách khác nhau nhưng đa số mọi người sẽ chọn một trong những phương pháp sau: ăn trái cây giết sâu bọ, ăn bánh ú bánh tro, ăn chè trôi nước, ăn cơm rượu nếp - nếp cẩm, ăn thịt vịt, tắm lá nước mùi và phóng sinh.

Tết Đoan Ngọ vẫn đặc biệt với thế hệ gen Z bởi những giá trị truyền thống vốn có, nhưng khi cuộc sống trở nên hiện đại, ngày Tết này đã phần nào đổi thay với những người trẻ. 

Với Trọng Quân (sinh viên năm 2, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), cuộc sống hiện đại đã thúc đẩy mọi vấn đề dần trở nên “công nghiệp” hơn. Vì thế, ngày Tết Đoan Ngọ không còn vui như trước do cuộc sống còn phải chạy theo cuộc sống cơm áo gạo tiền.

“Ngay cả bản thân mình cũng thế, không bày biện quá cầu kỳ, mình và gia đình chỉ lựa chọn những thứ cần có để thắp hương nhưng vẫn đảm bảo nét truyền thống của ngày lễ”, Minh chia sẻ.

Các bạn trẻ Gen Z có nhớ đến ngày Tết Đoan Ngọ không?

Bạn Hoài Phương sinh viên năm 3 Đại học Công Đoàn chia sẻ: “Từ nhỏ tới lớn, mình đều nhớ những buổi sáng tinh mơ, đang mắt nhắm mắt mở thì được mẹ gọi dậy để “giết sâu bọ” với một dĩa trái cây với xoài, cóc hoặc vải…, bên cạnh còn có  bánh tro, chè hay cơm rượu nếp. Nhưng giờ mình đi học xa nhà, quả thực mình không nhớ đến ngày này, nếu không được mẹ nhắc đến thì mình chỉ nghĩ là ngày một ngày bình thường".

Thời đại 4.0, việc gọi video về nhà cho gia đình cũng dễ dàng hơn. Để vơi đi nỗi nhớ nhà trong ngày Tết Đoan Ngọ, Hoài Phương đã dậy từ sớm, đi chợ, mua đồ nấu cơm và gọi về nhà để “sum họp online”.

Phương tâm sự: “Mặc dù sống xa nhà nhưng mình vẫn cảm nhận được ba mẹ và các em luôn ở bên, ủng hộ mình. Bình thường vì bận đi học, đi làm thêm nên mình hiếm khi có thời gian gọi về, Tết Đoan Ngọ cũng như một dịp để mình điện về tâm sự với ba mẹ lâu hơn. Mẹ hay mong mình gọi lắm!”.

Ở Hà Nội tất bật cả năm với bao nhiêu deadline, công việc phải hoàn thành. Những ngày lễ, thành phố cũng vắng vẻ, hiu quạnh hơn, các bạn trẻ ở lại thành phố có lẽ cũng chạnh lòng nhiều.

Mân cơm tết Đoan Ngọ ở miền Tây được chị Loan chia sẻ. Ảnh Bích Loan.

Mân cơm tết Đoan Ngọ ở miền Tây được chị Loan chia sẻ. Ảnh Bích Loan.

Cũng giống như Phương, Tết Đoan Ngọ đối với Thu Trang, cô sinh viên năm 3, ĐH Hà Nội cũng mang một ý nghĩa thiêng liêng và đặc biệt. 

“Với mình Tết Đoan Ngọ những hoạt động truyền thống không thể thiếu như bày mâm hoa quả, cắm hoa, chuẩn bị các loại bánh. Tuy mệt nhưng đó là khoảng thời gian được tạm rời xa công việc và gác lại những âu lo. Vì chỉ có một lần trong năm, mình luôn trân trọng và cố gắng thu xếp để về nhà sớm nhất có thể”.

Vì sao Tết Đoan Ngọ lại gọi là ngày diệt sâu bọ?
Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) hay còn gọi là ngày diệt sâu bọ từ lâu đã trở thành ngày Tết truyền thống của người Việt Nam. Vậy Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa như thế nào?

Tết Đoan Ngọ

Theo Thùy Thùy
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết Đoan Ngọ