Tết xưa đẹp như những thước phim, Tết nay có gì khác: Người Sài Gòn không ăn Tết lòng vòng

H.A - Ngày 02/02/2022 06:59 AM (GMT+7)

"Tết Nguyên đán đáng lẽ ở nơi đô hội như Sài Gòn thì phải vui vẻ, mà sự không ngờ, Sài Gòn chỉ được vui vẻ ồn ào trong mấy ngày trước Tết..."

Cách đây gần một thế kỷ, Tết Nguyên Đán ở Sài Gòn đã làm ngỡ ngàng một vị ký giả từ xứ Bắc vào sống ở xứ miền Nam là Yên Sơn. Tác giả mô tả cái Tết trên mảnh đất phương Nam như sau:

Tết Nguyên đán đáng lẽ ở nơi đô hội như Sài Gòn thì phải vui vẻ, mà sự không ngờ, Sài Gòn chỉ được vui vẻ ồn ào trong mấy ngày trước Tết vì nhờ có cảnh buôn bán tấp nập, người đi sắm Tết, kẻ đi coi người ở chung quanh chợ Bến Thành là nơi xưa nay đã có tiếng đông vui nhất, chớ không phải riêng gì ngày Tết mới đông vui. Ba ngày Tết ở Sài Gòn có phần buồn hơn ở lục tỉnh vì phần đông những người làm ăn ở Sài Gòn đều là quê quán ở lục tỉnh nên cứ đến ngày Tết họ mới rủ nhau tản mát mỗi người đi một nơi…” (*)

Theo ký giả Yên Sơn, người miền Nam có cách ăn Tết khác hẳn người miền Bắc: "không hội hè, đồng bóng, không ăn Tết lòng vòng và lễ chùa luôn trong ba tháng xuân như ngoài Bắc. Tết Đoan ngọ và tết tháng Tám đối với họ thật là chẳng có quan niệm gì nên họ đã gần muốn bỏ”.

Tết Sài Gòn không ăn to như ngoài Bắc. Nhiều dân xứ Bắc vào sống ở Sài Gòn nhận xét, dân Sài Gòn gọi là "chơi Tết" thì đúng hơn là "ăn Tết". Có lẽ một phần lý do vì khí hậu hai miền khác biệt, trong khi thời tiết ngày Tết tại miền Bắc thường lạnh, người dân ngại bước chân ra đường thì miền Nam vẫn tràn nắng ấm, thúc giục người ta đi ra đường vui chơi, hưởng cái nắng ấm áp.

Tết Nhâm Dần năm nay là thời điểm đặc biệt, khi Sài Gòn mới trải qua "thời gian lịch sử" chống dịch COVID-19 và đang từng bước phục hồi. Mọi năm đã không ăn Tết to như những vùng khác, năm nay, người dân lại còn chi tiêu tiết kiệm hơn, tiểu thương buôn cây cảnh, hàng Tết thi nhau than ế ẩm.

Cùng ngắm lại những hình ảnh Tết Sài Gòn xưa để thấy Tết nay khung cảnh còn vẹn nguyên hay đã có những đổi thay khác biệt như thế nào.

Tết xưa đẹp như những thước phim, Tết nay có gì khác: Người Sài Gòn không ăn Tết lòng vòng - 1 Lịch sử đường Nguyễn Huệ được hình thành khi người Pháp lấp kênh đào Charner (nối liền với sông Sài Gòn), tạo nên Đại lộ Charner, sau đổi tên thành Nguyễn Huệ. Mỗi dịp Tết đến xuân về, biển hoa lại được tập kết trên đại lộ này, trở thành nơi du xuân - đặc sản của Sài Gòn. Năm nay, đường hoa Nguyễn Huệ mang ý nghĩa đặc biệt: vừa thể hiện ước vọng tươi sáng vừa gửi gắm sự tri ân đối với đồng bào cả nước đã tương trợ to lớn cho thành phố sau đợt dịch COVID-19 đầy cam go.

Lịch sử đường Nguyễn Huệ được hình thành khi người Pháp lấp kênh đào Charner (nối liền với sông Sài Gòn), tạo nên Đại lộ Charner, sau đổi tên thành Nguyễn Huệ. Mỗi dịp Tết đến xuân về, "biển" hoa lại được tập kết trên đại lộ này, trở thành nơi du xuân - đặc sản của Sài Gòn. Năm nay, đường hoa Nguyễn Huệ mang ý nghĩa đặc biệt: vừa thể hiện ước vọng tươi sáng vừa gửi gắm sự tri ân đối với đồng bào cả nước đã tương trợ to lớn cho thành phố sau đợt dịch COVID-19 đầy cam go.

Tết xưa đẹp như những thước phim, Tết nay có gì khác: Người Sài Gòn không ăn Tết lòng vòng - 3 Chợ Bến Thành (Quận 1) - ngôi chợ sầm uất bậc nhất, đại diện cho sự mua sắm Tết của người dân Sài Gòn. Hình ảnh những khu vực buôn bán xung quanh chợ Bến Thành trước đây luôn đông vui tấp nập người mua kẻ bán, tay xách nách mang. Khác hẳn với không khí của những năm trước, năm nay, chợ Bến Thành mang một không khí mua sắm lạ lùng, trầm lắng và ế khách. Lác đác mới có người ghé quầy, chủ yếu là khách quen. Tiểu thương tại chợ nhận định sức mua năm nay giảm hẳn chủ yếu do dịch.

Chợ Bến Thành (Quận 1) - ngôi chợ sầm uất bậc nhất, đại diện cho sự mua sắm Tết của người dân Sài Gòn. Hình ảnh những khu vực buôn bán xung quanh chợ Bến Thành trước đây luôn đông vui tấp nập người mua kẻ bán, tay xách nách mang. Khác hẳn với không khí của những năm trước, năm nay, chợ Bến Thành mang một không khí mua sắm lạ lùng, trầm lắng và ế khách. Lác đác mới có người ghé quầy, chủ yếu là khách quen. Tiểu thương tại chợ nhận định sức mua năm nay giảm hẳn chủ yếu do dịch.

Tết xưa đẹp như những thước phim, Tết nay có gì khác: Người Sài Gòn không ăn Tết lòng vòng - 5 Chợ hoa Tết Sài Gòn cách đây nhiều thập kỷ luôn có cảnh chen chúc giữa người với người và người với hoa. Đáng tiếc là Tết Nhâm Dần năm nay hiếm được thấy khung cảnh nhộn nhịp này, đa phần là người bán với những chậu cây, cành hoa được bày khắp nơi trên đường, còn khách mua thì ít thấy. Các tiểu thương buôn cây cảnh, hoa Tết cho biết tình hình buôn bán rất chậm.

Chợ hoa Tết Sài Gòn cách đây nhiều thập kỷ luôn có cảnh chen chúc giữa người với người và người với hoa. Đáng tiếc là Tết Nhâm Dần năm nay hiếm được thấy khung cảnh nhộn nhịp này, đa phần là người bán với những chậu cây, cành hoa được bày khắp nơi trên đường, còn khách mua thì ít thấy. Các tiểu thương buôn cây cảnh, hoa Tết cho biết tình hình buôn bán rất chậm.

Tết xưa đẹp như những thước phim, Tết nay có gì khác: Người Sài Gòn không ăn Tết lòng vòng - 7 Khung cảnh chợ Tết trên đường phố Sài Gòn vào năm 1966 và con phố chuyên bán đồ Tết nổi tiếng - đường Hải Thượng Lãn Ông (Quận 5) vào năm ngoái. Tương tự như phố Hàng Mã ở Hà Nội, đường Hải Thượng Lãn Ông là khu phố chuyên bán đồ trang trí. Cứ vào dịp Tết, khu vực này lại rực rỡ sắc đỏ của câu đối, đào đỏ, lồng đèn, sắc vàng của hoa mai..., trở thành địa điểm được rất nhiều bạn trẻ yêu thích check-in.

Khung cảnh chợ Tết trên đường phố Sài Gòn vào năm 1966 và con phố chuyên bán đồ Tết nổi tiếng - đường Hải Thượng Lãn Ông (Quận 5) vào năm ngoái. Tương tự như phố Hàng Mã ở Hà Nội, đường Hải Thượng Lãn Ông là khu phố chuyên bán đồ trang trí. Cứ vào dịp Tết, khu vực này lại rực rỡ sắc đỏ của câu đối, đào đỏ, lồng đèn, sắc vàng của hoa mai..., trở thành địa điểm được rất nhiều bạn trẻ yêu thích check-in.

Tết xưa đẹp như những thước phim, Tết nay có gì khác: Người Sài Gòn không ăn Tết lòng vòng - 9 Xưa thiếu nữ Sài thành diện áo dài du xuân, nay các bạn trẻ cũng chuộng áo dài Tết, tuy nhiên, mẫu mã và kiểu dáng thời trang Tết giờ đây đa dạng hơn, cách điệu, hiện đại và thuận tiện cho việc di chuyển, vận động hơn.

Xưa thiếu nữ Sài thành diện áo dài du xuân, nay các bạn trẻ cũng chuộng áo dài Tết, tuy nhiên, mẫu mã và kiểu dáng thời trang Tết giờ đây đa dạng hơn, cách điệu, hiện đại và thuận tiện cho việc di chuyển, vận động hơn.

Tết xưa đẹp như những thước phim, Tết nay có gì khác: Người Sài Gòn không ăn Tết lòng vòng - 11 Trẻ em ngày xưa ấn tượng với tiếng pháo đì đùng, những dây pháo dài và xác pháo đỏ la liệt khắp nơi mỗi khi Tết đến. Ngày nay, trẻ em không còn thấy cảnh tượng này nữa. Thay vào đó, các bé được dẫn đến các khu vui chơi, đi du lịch xuyên Tết. Bên cạnh đó, nhiều gia đình đưa con đến với những hoạt động tìm hiểu Tết xưa như học viết chữ thư pháp, gói bánh chưng bánh tét, các trò chơi dân gian...

Trẻ em ngày xưa ấn tượng với tiếng pháo đì đùng, những dây pháo dài và xác pháo đỏ la liệt khắp nơi mỗi khi Tết đến. Ngày nay, trẻ em không còn thấy cảnh tượng này nữa. Thay vào đó, các bé được dẫn đến các khu vui chơi, đi du lịch xuyên Tết. Bên cạnh đó, nhiều gia đình đưa con đến với những hoạt động tìm hiểu Tết xưa như học viết chữ thư pháp, gói bánh chưng bánh tét, các trò chơi dân gian...

Tết xưa đẹp như những thước phim, Tết nay có gì khác: Người Sài Gòn không ăn Tết lòng vòng - 13 Quang cảnh ngày Tết tại Đại lộ Lê Lợi năm 1969 và năm 2013. Đại lộ này là một trong hai con phố tại Sài Gòn có truyền thống đón Tết khá sớm.

Quang cảnh ngày Tết tại Đại lộ Lê Lợi năm 1969 và năm 2013. Đại lộ này là một trong hai con phố tại Sài Gòn có truyền thống đón Tết khá sớm.

Tết xưa đẹp như những thước phim, Tết nay có gì khác: Người Sài Gòn không ăn Tết lòng vòng - 15 Các sạp bán dưa hấu ngày Tết của người dân trên vỉa hè Sài Gòn trước năm 1975 và gian hàng dưa hấu tạm bợ tại vòng xoay Dân Chủ (Quận 3, TP. HCM) của anh Ninh Văn Linh (30 tuổi, quê Nam Định) vào tháng 1 năm 2020. Ngày nay, những loại quả được trang trí thêm chữ thư pháp, hay biểu tượng phong thủy với ý nghĩa mang lại tài lộc, may mắn được người dân ưa chuộng mua về bày dù giá cả cao hơn loại quả bình thường đôi chút.

Các sạp bán dưa hấu ngày Tết của người dân trên vỉa hè Sài Gòn trước năm 1975 và gian hàng dưa hấu tạm bợ tại vòng xoay Dân Chủ (Quận 3, TP. HCM) của anh Ninh Văn Linh (30 tuổi, quê Nam Định) vào tháng 1 năm 2020. Ngày nay, những loại quả được trang trí thêm chữ thư pháp, hay biểu tượng phong thủy với ý nghĩa mang lại tài lộc, may mắn được người dân ưa chuộng mua về bày dù giá cả cao hơn loại quả bình thường đôi chút.

Tết xưa đẹp như những thước phim, Tết nay có gì khác: Người Sài Gòn không ăn Tết lòng vòng - 17 Những người phụ nữ đem trái cây và bông lên bán ở chợ Tết Sài Gòn năm 1970 và người đàn ông bán bông ở chợ hoa Hồ Thị Kỷ (Quận 10, thời điểm tháng 1 năm 2022) đang tranh thủ nghỉ ngơi xem điện thoại khi vắng khách.

Những người phụ nữ đem trái cây và bông lên bán ở chợ Tết Sài Gòn năm 1970 và người đàn ông bán bông ở chợ hoa Hồ Thị Kỷ (Quận 10, thời điểm tháng 1 năm 2022) đang tranh thủ nghỉ ngơi xem điện thoại khi vắng khách.

Tết xưa đẹp như những thước phim, Tết nay có gì khác: Người Sài Gòn không ăn Tết lòng vòng - 19 Ảnh thiếu nữ đi lễ chùa trên bìa 4 Tạp chí Sáng Dội Miền Nam số Tết Nhâm Dần năm 1962 và hình ảnh người dân ở quận Phú Nhuận đi lễ chùa cầu bình an vào đêm giao thừa Nhâm Dần 2022 năm nay.

Ảnh thiếu nữ đi lễ chùa trên bìa 4 Tạp chí Sáng Dội Miền Nam số Tết Nhâm Dần năm 1962 và hình ảnh người dân ở quận Phú Nhuận đi lễ chùa cầu bình an vào đêm giao thừa Nhâm Dần 2022 năm nay. 

(*) Các trích dẫn nằm trong loạt bài “Phong tục và tiếng nói Nam kỳ” trên Hà Thành Ngọ Báo (được Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh trích đăng lại trong bài viết "Tết Sài Gòn xưa trong mắt ký giả xứ Bắc" đăng ngày 5/2/2019)

H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h