Tham du lịch giá rẻ, khách hàng tá hỏa bị chủ phòng vé lừa hàng chục tỷ đồng

Ngày 21/07/2020 20:30 PM (GMT+7)

Hàng trăm khách hàng "khóc dở mếu dở" chia sẻ thông tin về một phòng vé bán combo du lịch nghỉ dưỡng tại Hà Nội bán giá rẻ bất ngờ, sau đó người chủ ôm hàng chục tỷ bỏ trốn.

Theo thông tin chia sẻ trên mạng xã hội, phòng vé nói trên có địa chỉ tại số 66X ngõ Núi Trúc, quận Ba Đình, Hà Nội. Nhưng hiện phòng vé này đã khóa cửa, dừng hoạt động. 

Hàng xóm sống gần trụ sở của phòng vé này cho biết, khoảng 1 tuần này phòng vé này đã đóng cửa, chủ phòng vé không rõ chuyển đi đâu. Số điện thoại hotline in trên bảng hiệu cũng không liên lạc được.

Phòng vé Anh Anh đóng cửa, số điện thoại hotline không liên lạc được

Phòng vé Anh Anh đóng cửa, số điện thoại hotline không liên lạc được

 Sau đó, toàn bộ thông tin quảng cáo, biển hiệu tại đây đã được tháo dỡ hoàn toàn

 Sau đó, toàn bộ thông tin quảng cáo, biển hiệu tại đây đã được tháo dỡ hoàn toàn

Theo thông tin từ một khách hàng ở quận Thanh Xuân, mới đây sau khi tìm hiểu về combo du lịch Hà Nội - Nha Trang thấy giá rẻ, thông qua ứng dụng, chị P. đã đặt luôn tour Hà Nội - Nha Trang 4 ngày 3 đêm (lịch trình từ 20-23/7) với giá 2 triệu đồng/người cho 4 thành viên trong gia đình. Cùng lúc này, chị P, chuyển khoản cho chủ tài khoản đứng tên N.T.D. tại ngân hàng Techcombank với tổng số tiền là 8 triệu đồng.

Tuy nhiên, ngày 15/7 chị P. không thấy đại lý thông báo chương trình cụ thể nên liên lạc lại thì phía phòng vé cho hay, chủ phòng vé Anh Anh đã bỏ trốn, ôm theo tất cả tiền bán combo của các cộng tác viên.

Với thông tin quảng cáo combo du lịch giá rẻ bất ngờ trên, phòng vé Anh Anh đã thu hút được hàng trăm cộng tác viên và đã thu tiền của nhiều khách hàng. Số tiền chủ phòng vé Anh Anh đã thu của khách hàng vào khoảng 10 tỷ đồng.

Phòng vé Anh Anh và thông tin quảng cáo combo du lịch giá rẻ bất ngờ đã thu hút hàng nghìn khách hàng

Phòng vé Anh Anh và thông tin quảng cáo combo du lịch giá rẻ bất ngờ đã thu hút hàng nghìn khách hàng

Cũng theo thông tin từ một số nhân viên, để bán được tour, chủ phòng vé Anh Anh đã tuyển đội ngũ cộng tác viên bán hàng. Sau đó chính các CTV này bán lại "combo" cho khách để ăn phần trăm và nộp tiền gốc về cho chủ.

Để tạo niềm tin cho những cộng tác viên bán combo du lịch giá rẻ, Phòng vé Anh Anh đã tổ chức cho nhiều đoàn khách đi du lịch với giá rất rẻ, tạo được hiệu ứng và đánh giá tốt trên fanpage Facebook có tên "Phòng vé Anh Anh".

Đáng nói, sau khi xây dựng được đội ngũ tiếp thị, các cộng tác viên "bán lại" combo du lịch cho khách của mình (theo dạng đa cấp). Sau khi chủ phòng vé mất tích, một số nhân viên ở đây ngậm đắng vì món nợ do khách đã đặt tour và gửi tiền về thẳng tài khoản cho chủ phòng vé Anh Anh.

Sự việc được chia sẻ lại trên các trang mạng xã hội

Sự việc được chia sẻ lại trên các trang mạng xã hội

Hiện tại sự việc trên đang được chia sẻ lại trên các trang mạng xã hội, rất nhiều bình luận xác nhận từng bị lừa cùng với chiêu giới thiệu combo du lịch giá rẻ nói trên. Nhiều khách hàng và CTV của phòng vé Anh Anh đã làm đơn tố cáo gửi tới các cơ quan chức năng để nhanh chóng tìm ra chủ phòng vé.

Khi tra cứu vé máy bay trên mạng, kết quả sẽ cho ra vô số phòng vé máy bay, công ty du lịch ở khắp mọi miền. Trong số đó không thiếu những phòng vé máy bay “ma”, là những đơn vị không phải đại lý chính thức của các hãng hàng không, chỉ lập lên chớp nhoáng với mục đích lừa tiền khách hàng, không cung cấp vé máy bay rồi đóng cửa bỏ trốn.

Trước các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi, chị Nguyễn Thị Định – một nhân viên của công ty Du lịch và đại lý vé máy bay có nhiều năm kinh nghiệm tại Hà Nội cho rằng, để phòng tránh trường hợp này không quá khó. Khách hàng khi muốn mua combo du lịch, cần tìm đến những công ty du lịch uy tín có đầy đủ thông tin minh bạch trên các website, cần kiểm tra rõ thông tin công ty trước khi đặt mua dịch vụ.

Những công ty bán tour “ma” thường không có hệ thống website chuyên nghiệp, mập mờ trong việc công bố địa điểm các khách sạn, giờ bay, giá vé máy bay chi tiết,… Khi đến văn phòng/ đại lý thì cơ sở vật chất cũng như số lượng nhân viên sơ sài, giấy tờ giao dịch không chuyên nghiệp: không có form mẫu rõ ràng, không có logo công ty, không có hóa đơn,…

“Khi khách hàng có nghi ngờ về tất cả những thông tin trên, chỉ cần liên hệ trực tiếp địa điểm checkin, hãng hàng không, đọc thông tin mã vé và kiểm tra có hiệu lực không, đồng thời yêu cầu nhân viên hãng soát lại thông tin hành trình bay, hành khách bay. Ngoài ra, khách hàng có thể liên hệ số điện thoại tổng đài của các hãng hàng không mình đã mua vé để kiểm tra” – chị Định nói thêm.

Đồ ăn giá siêu rẻ, không rõ nguồn gốc chị em vẫn mua tới tấp: Gà không đầu chỉ 100.000đ/con
Dù đặt mua để ăn nhưng thực tế nhiều người cũng không biết rõ nguồn gốc của những thực phẩm này. 
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sản phẩm tiêu dùng