Thứ dành cho người nghèo bỗng "lên đời", dân thành phố mua nườm nượp với giá không hề rẻ

HÀ ANH - Ngày 31/03/2021 12:15 PM (GMT+7)

Rau sắn, xôi độn, bánh sắn, quả cọ, quả trám.... là những món ăn "nhà nghèo", gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, nay được bán ở thành phố trở thành đặc sản được ưa chuộng.

Rau sắn muối chua

Rau sắn muối chua hay còn gọi là dưa lá sắn, vốn là một món ăn dân dã thời nghèo khó của người dân Phú Thọ. Những năm gần đây, món dân dã này bỗng lên đời, trở thành đặc sản hiếm, thành món ăn khoái khẩu của nhiều người, được dân thành phố "xếp hàng" chờ cả tuần để mua bát rau sắn muối dưa về ăn.

Rau sắn muối chua có mùi ngai ngái, nồng nồng và chua nhưng xào tỏi hoặc nấu canh cá, canh chân giò... rất ngon. Vào mùa hè, món dưa sắn được nhiều người ưa tìm mua vì thanh mát, lạ miệng, đưa cơm. 

Thứ dành cho người nghèo bỗng amp;#34;lên đờiamp;#34;, dân thành phố mua nườm nượp với giá không hề rẻ - 1

Rau sắn muối chua - món ăn dân dã của ngày xưa nay được nhiều người lùng mua

Chia sẻ trên báo Dân Việt, chị Phan Anh (ở Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết 3 năm trước, chị bắt đầu bán món dưa sắn nhưng lúc đó chỉ nghĩ bán cho vui. "Quê tôi trồng sắn rất dễ, xung quanh nhà bao la toàn sắn là sắn. Ngày xưa nghèo khó, ai cũng làm sẵn vài vại sắn dựng ở góc nhà, khi nào không có gì ăn thì lấy nấu bát canh hoặc chạy ra vườn, hái nắm rau sắn rồi vò nục, nấu thành canh ăn rất đưa cơm. Lớn lên, dù kinh tế đã khá giả hơn nhưng đôi khi vẫn thèm bát canh sắn của tuổi thơ", chị Anh bộc bạch. 

Thỉnh thoảng mẹ chị gửi xuống Hà Nội để con ăn dần, nhưng do mẹ gửi nhiều nên chị thử đăng bán trên chợ online, không ngờ có quá nhiều người muốn ăn và đặt hàng. Cứ như thế, suốt 3 năm qua chị có có nguồn thu nhập ổn định từ việc bán rau sắn muối chua. 

Chị Anh chia sẻ chị bán với giá 10.000 đồng/bát rau sắn, không thay đổi giá và lúc nào cũng có khoảng 2.000 khách luân phiên mua hàng, mỗi lần từ 10-20 bát.

Thứ dành cho người nghèo bỗng amp;#34;lên đờiamp;#34;, dân thành phố mua nườm nượp với giá không hề rẻ - 2

Trên chợ mạng, rau sắn muối chua được rao bán nườm nượp

Sạo một vòng quanh Facebook, gõ từ rau sắn muối chua sẽ ra rất nhiều trang bán món ăn này. Chị Minh Trần - một người bán trên chợ online cho biết chị quê ở Phú Thọ, đã bán rau sắn 2 năm nay, có những khách quen ăn của nhà chị nên mua với số lượng rất nhiều để ăn và để tặng bạn bè, người thân nữa. 

Quả trám, quả cọ

Trám, cọ vốn là những thứ quen thuộc với người dân thôn quê. Quả trám, quả cọ có nhiều ở các tỉnh thành miền Bắc và miền Trung như Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái Hà Tĩnh, Nghệ An... Ngày xưa, trám và cọ rụng đầy gốc, bán không ai mua vì nhà nào cũng có. Thời nghèo đói, mọi người làm món trám muối, trám om hay kho để ăn với cơm.

Mấy năm trở lại đây, quả trám, quả cọ trở thành đặc sản được người dân thành phố lùng mua để làm nhiều món ăn hấp dẫn như trám om, xôi trám, trám kho thịt, kho cá... Vào đầu mùa, giá trám thường khá cao, dao động từ 90.000-120.000 đồng/kg. Trám đen Cao Bằng còn được bán với giá 180.000 đồng/kg. 

Thứ dành cho người nghèo bỗng amp;#34;lên đờiamp;#34;, dân thành phố mua nườm nượp với giá không hề rẻ - 3

Quả trám trước kia rụng đầy gốc, nay bán với giá hơn 100.000 đồng/kg, vào thời điểm đắt nhất, giá trám đen có thể lên tới 220.000 đồng/kg

Chị Ngọc Khánh (ở Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết nhà chị ai cũng nghiện ăn trám, thế nên mùa trám nào chị cũng đặt mua 15kg bỏ tủ ăn dần. “Trước đây, muốn ăn trám đen phải nhờ người mua ở quê chứ ở Hà Nội ít chỗ bán. Từ khi trám bán nhiều ở Hà Nội, năm nào tôi cũng phải canh để mua. Khi gần hết mùa, tôi thường mùa hẳn 15 kg về cấp đông để ăn dần”, chị Ngọc Khánh chia sẻ.

Vào mùa trám, chị Trần Mai (31 tuổi ở Từ Liêm, Hà Nội) tuần nào cũng rao bán trám trên facebook. Chị Mai cho biết quê chị ở Cao Bằng, vì thế mùa trám đen chín, người nhà chị hái trám đen và gửi xuống Hà Nội để chị bán cho những khách có nhu cầu, thời điểm đắt nhất giá trám đen có thể lên tới 220.000 đồng/kg nhưng nhiều người vẫn đặt mua. 

Cây trám thuộc loại thân mộc, ra hoa vào tháng 2, chín quả vào tháng 8. Trám có hai loại: trám đen và trám trắng (trám đen còn được gọi là mui, trám trắng là đèn); trám trắng có màu xanh nõn, khi chín ngả sang màu vàng nhạt; trám đen khi chín màu óng ánh đen.

Không chỉ quả trám, quả cọ cũng được người dân thành phố mua nườm nượp. Theo người dân địa phương, những cây cọ bắt đầu ra hoa, kết trái vào giữa tháng 7 âm lịch. 3-4 tháng sau là thời điểm quả cọ bắt đầu chín, vỏ màu xanh đậm rồi ngả dần sang xanh da trời. 

Thứ dành cho người nghèo bỗng amp;#34;lên đờiamp;#34;, dân thành phố mua nườm nượp với giá không hề rẻ - 4

Quả cọ cũng là món ăn thời nghèo khó, nay được ưa chuộng ở thành phố

Anh Minh - một tiểu thương bán nông sản ở Hà Nội cho biết mỗi khi đến mùa cọ, anh lại nhập về bán cho khách. "Cọ thường khoảng 60.000 đồng/kg nhưng cọ nếp ngon thì giá cao hơn, có khi gần 100.000 đồng/kg khách vẫn tranh nhau mua. Nhiều khách thích ăn cọ lắm, cứ mua vài cân về thưởng thức cho bõ", anh nói.

Rau dại “cứu đói” được dân thành phố lùng mua

Các loại rau dại như rau rau bò khai, rau tàu bay, rau dớn, rau thối… một thời được coi là loại rau “cứu đói” thì nay lại trở thành món rau đặc sản, được người dân thành phố săn mua.

Tại nhiều chợ dân sinh ở Hà Nội, các loại rau dại được bán với giá khá đắt nhưng vẫn được nhiều người lùng mua về ăn. Theo đó, rau bò khai được bán với giá 50.000-70.000 đồng/kg, rau càng cua giá 70.000-100.000 đồng/kg, rau dớn giá 200.000 đồng/kg....

Thứ dành cho người nghèo bỗng amp;#34;lên đờiamp;#34;, dân thành phố mua nườm nượp với giá không hề rẻ - 5

Rau càng cua được bán ở siêu thị và nhiều chợ dân sinh ở Hà Nội với giá rau càng cua giá 70.000-100.000 đồng/kg

Nhiều bà nội trợ cho biết dù giá đắt đỏ nhưng muốn ăn cũng không dễ kiếm. Chị Nguyệt Thu (Đống Đa, Hà Nội) kể, ở Hà Nội để mua được các loại rau dại ăn không phải dễ, ở chợ thỉnh thoảng mới có chứ không phải bán thường xuyên, nhiều khi muốn ăn phải đặt hàng trước, khi nào có tiểu thương sẽ gọi điện ra lấy.

Đắt đỏ, hiếm tìm, nên nhiều người dân ở Hà Nội còn tìm mua hạt giống của các loại rau này về trồng trên sân thượng để có rau ăn hàng ngày.

Bánh sắn, xôi sắn

Nhắc đến sắn, mọi người thường nghĩ ngay đến loại củ dân dã được trồng ở các vùng trung du, miền núi, đặc trưng của làng quê Việt Nam, nhất là những ngày nghèo khó phải ăn “sắn độn cơm” qua ngày.

Thế nhưng, giờ đây ở thành phố, món bánh sắn hay xôi sắn trở thành món ăn yêu thích, có mặt trên nhiều phố phương Hà Nội, đặc biệt là những đoạn gần các trường đại học hay khu dân cư. 

Thứ dành cho người nghèo bỗng amp;#34;lên đờiamp;#34;, dân thành phố mua nườm nượp với giá không hề rẻ - 6

Chỉ với 1 chiếc xe đạp hoặc xe máy, để phía trên là chiếc tủ kính nhỏ, chứa hàng trăm chiếc bánh; 1 chiếc khay nhôm đựng than củi; 1 chiếc quạt nan… hàng bánh sắn nướng lại trở nên có sức hút hơn bao giờ hết. Chị Liên (người bán bánh sắn trước cổng trường Học viện Tài Chính) cho biết có ngày chị bán được cả 500-600 chiếc, mỗi chiếc có giá 3.000 đồng.

Chị Lan Anh (Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết mấy chị em cùng công ty chị rất nghiện món này bởi vừa lạ vừa quen, ăn không bị ngán như một số đồ ăn vặt khác. “Ngày xưa nhắc đến sắn là ngán bởi ngày nào cũng ăn quá nhiều, nhưng giờ tôi lại thèm bánh sắn nướng. Người bán cho thêm nước cốt dừa và dừa tươi bào sợi nên cảm giác cũng ngon hơn”, chị Lan Anh bày tỏ.

Thứ dành cho người nghèo bỗng amp;#34;lên đờiamp;#34;, dân thành phố mua nườm nượp với giá không hề rẻ - 7

Ngoài bánh sắn, món xôi sắn cũng được nhiều người tìm mua. Theo thông tin trên báo Dân Trí, 20 năm nay, ông bà Trần Ngọc Luân - Lê Thị Kim (Ngô Sĩ Liên, Hà Nội) hằng ngày đẩy xe ra đầu ngõ bán món xôi sắn. Bà Kim cho biết, mỗi ngày bà làm 15 kg sắn và 15 kg gạo nếp cái hoa vàng để nấu xôi.

“Cơm độn khoai sắn là món ăn phổ biến thời xa xưa, vì không có tiền mua thịt cá, ông bà ta đã nghĩ ra cách trộn sắn nấu cùng gạo để đổi bữa. Chính tôi cũng không nghĩ rằng món ăn này bây giờ lại được nhiều người tìm mua đến vậy. Ngày nào đắt hàng, đến 5h chiều là đã không còn xôi để bán, phải hẹn khách sang ngày hôm sau”, bà Kim kể lại.

Anh Phương (Đống Đa, Hà Nội) thường xuyên mua xôi sắn làm quà chiều cho con trai của mình, anh chia sẻ đây là một trong những hàng hiếm hoi còn bán món ăn “xưa cũ” này ở Hà Nội và con anh cũng rất yêu thích món này. 

Thứ quả trước mọc dại khắp bờ bụi nay bán 400.000 đồng/kg: Người bán tiết lộ bất ngờ
Quả tầm bóp đang được bán tại nhiều siêu thị, cửa hàng trái cây đặc sản Việt Nam, giá bán lên tới 400.000 đồng/kg vẫn có nhiều người tìm mua.
HÀ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h