Ít nhất 130 thanh thiếu niên ở nước Nga đã tử vong từ tháng 11/2015 đến tháng 4/2016 sau khi tham gia trào lưu "Cá voi xanh".
Những cái chết thương tâm đáng báo động
Hindustan Times mới đây, đưa tin ngày 12/8, Ankan Dey (14 tuổi, học sinh lớp 10) được phát hiện chết vì ngạt thở trong nhà vệ sinh tại nhà riêng ở thị trấn Anandpur, quận West Midnapore, bang West Bengal, Ấn Độ. Bạn bè của Ankan khai báo với cảnh sát trước đó, nam sinh 10 tuổi tham gia thử thách "Cá voi xanh".
Trò chơi nguy hiểm này đang trở thành trào lưu trong giới trẻ, dẫn đến hàng trăm vụ tự tử thương tâm. Hầu như tất cả những đứa trẻ này đều là thành viên của cùng một nhóm internet và có cuộc sống hạnh phúc cùng gia đình.
Một nạn nhân đã tự dùng dao khắc hình ảnh cá voi lên tay
Trước đó, cuối tháng 4, một nữ sinh 15 tuổi ở Tây Ban Nha đã phải nhập viện sau khi tham gia trò chơi đáng sợ này và đang được chăm sóc tại khoa Tâm thần của một bệnh viện ở Barcelona. Được biết, cô gái đã được một người dùng Internet bí ẩn liên lạc hồi đầu tháng 4, hỏi xem cô có muốn tự sát không và gửi đến những hướng dẫn cơ bản.
Tháng 2/2017, cái chết của hai nữ sinh Nga đã gây nên sự hoảng loạn trong cộng đồng học sinh và phụ huynh. Yulia Konstaninova, 15 tuổi, và Veronica Volkova, 16 tuổi đều là thành viên trò chơi Cá voi xanh. Họ thiệt mạng do nhảy từ tầng 14 của một khu căn hộ ở Ust-Ilimsk, vùng Siberia của Nga.
Yulia Konstaninova, 15 tuổi, và Veronica Volkova, 16 tuổi đều là thành viên trò chơi Cá voi xanh
Yulia đã để lại một ghi chú với chữ “kết thúc” trên trang xã hội và trước đó cô đã đăng bức ảnh hình một con cá voi xanh lớn - hình ảnh được xem như biểu tượng của Thử thách Cá voi xanh.
Tháng 12/2015, một cô gái tên Angelina, sống ở Ryazan, cách Moscow khoảng 200km, cũng đã nhảy lầu tự tử. Mẹ cô sau đó quyết định tự mình gia nhập vào "nhóm tự tử" trên mạng xã hội và điều tra.
Một cô gái đã từng tham gia trò chơi nhưng may mắn sống sót cho biết: “Một khi đã tham gia chơi, người tham gia sẽ "không có đường lui". Nếu người chơi đổi ý, họ sẽ bị người quản lý đe dọa tìm họ hoặc cả gia đình họ với những thông tin nắm được từ người chơi”.
Blue Whale Challenge hay Blue Whale Game (Thử thách Cá voi xanh) là một trò chơi truyền thông xã hội có mặt cách đây 2 năm và bắt đầu từ nước Nga. Nó còn biết đến với tên gọi là trò chơi tự sát. Ít nhất 130 thanh thiếu niên ở nước Nga đã tử vong từ tháng 11/2015 đến tháng 4/2016 sau khi tham gia trào lưu này.
Nhóm quản trị viên hoặc một người quản lý nhất định của trò chơi sẽ yêu cầu người tham gia thực hiện hàng loạt nhiệm vụ đi từ dễ dàng cho đến nguy hiểm trong vòng 50 ngày. Chẳng hạn như ban đầu họ sẽ phải thức dậy vào giữa đêm, xem phim kinh dị rồi dần dần tới mức dùng dao hoặc lưỡi lam để tạo hình dáng cá voi lên cổ tay, tự làm tổn thương chính bản thân mình.
Vào ngày cuối cùng, bằng cách tự sát, người chơi sẽ được thừa nhận là kẻ chiến thắng. Đó cũng là ý nghĩa tên gọi của trò chơi, giống như những con cá voi xanh tự nguyện lao lên bãi biển để tự sát.
Thử thách Cá voi xanh hay còn biết đến với tên gọi là trò chơi tự sát.
Đến nay, nhiều người vẫn không chắc chắn về cách tham gia trò chơi này, trong khi có người nói rằng bạn phải cài đặt một ứng dụng trên smartphone, nhưng cũng có người cho biết trò chơi này tương tác thông qua Instagram hoặc Facebook.
Lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh
Không chỉ riêng nước Nga, mà trò chơi tự sát Cá voi xanh đã lan rộng sang vùng trung Á, châu Âu và Nam Mỹ với tốc độ chóng mặt không thể kiểm soát.
Ngay sau cái chết của 5 thanh niên tại Ấn Độ, chính quyền tại các thành phố này đã lên tiếng đề nghị các mạng xã hội như Google, Facebook, WhatsApp, Instagram, Microsoft và Yahoo loại bỏ hết những đường link liên quan đến thử thách Cá voi xanh ngay lập tức.
Philip Budeikin, 21 tuổi, bị cảnh sát bắt giữ vì nghi ngờ dính líu đến vụ án
Trước những nguy hiểm của trò thử thách này, mới đây cảnh sát và các nhân viên hỗ trợ tại Nga và Anh đã đồng loạt đăng thông tin về trò chơi trên mạng xã hội để cảnh báo các bậc phụ huynh, khuyên họ nên để ý nhiều hơn tới con cái của mình.
“Kẻ nào đã tạo ra trò chơi này là kẻ bệnh hoạn. Các bậc phụ huynh: Xin hãy để ý đến trò chơi này. Hãy trò chuyện với con cái về nó nếu bạn thấy lo ngại”, Kirsty Down, sỹ quan Phòng Cảnh sát Devon và Cornwall đã đăng lời cảnh báo trên Twitter.
Theo nhiều chuyên gia tâm lý, vấn đề không phải nằm ở trò chơi này mà sự nguy hiểm của thử thách Cá voi xanh nằm ở chính tâm lý bất ổn tuổi dậy thì của các bạn trẻ khi lạm dụng mạng xã hội. Do đó, các chuyên gia mạng cùng các nhà tâm lý học khuyên phụ huynh giám sát chặt chẽ con cái trong độ tuổi vị thành niên khi thấy con có biểu hiện bất thường.
Một trò chơi khác cũng khiến mọi người hãi hùng với tên gọi "Winx Club: School of Witches" (Trường học Phù thủy). Trò chơi dành cho những bé gái thích các câu chuyện thần tiên như xúi giục trẻ bật bếp ga trở thành nàng tiên...