Bà Trần Thị Hiền có mối quan hệ thân thiết với Vì Văn Toán từ trước khi Toán này bị bắt về tội mua bán trái phép chất ma túy và phải đi tù 10 năm.
Lộ mối quan hệ 10 năm trước của Vì Văn Toán và mẹ nữ sinh giao gà
Bùi Văn Công bị tạm giữ hình sự từ ngày 16/2/2019 sau đó bị bắt tạm giam nhưng gần 1 tháng đối tượng này ngoan cố không khai báo. Song, với lời khai của các đối tượng khác, các trinh sát đã để mắt tới Vì Văn Toán, đối tượng ma túy có "tiếng" mới đi tù về hiện đang sống ở bản Nà Ngum, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên.
Qua điều tra, Toán và vợ là Vì Thị Thu sinh năm 1982, đều dính ma túy và đi tù 10 năm. Trước khi bị bắt (năm 2008), Toán có mối quan hệ bí ẩn với nhiều đối tượng nghi vấn hoạt động ma túy ở Điện Biên.
Đối tượng Vì Văn Toán tại cơ quan công an.
Đặc biệt, thời điểm đó và ngay cả khi ra tòa, Toán không hé răng nửa lời về mối quan hệ với bà Trần Thị Hiền, mẹ của Cao Mỹ Duyên. Chi tiết này hiện đang được cơ quan chức năng tích cực làm rõ.
Trong khi Bùi Văn Công chỉ là một "con nghiện" không có cấp bậc gì trong giới "maphia Tây Bắc" thì Vì Văn Toán lại là "ông trùm" nổi danh từ rất sớm ở bản Nà Ngum, xã Thanh Yên - một địa danh "đen" về hoạt động của tội phạm ma túy. Do đó, việc khai thác thông tin từ Toán còn khó khăn gấp bội phần.
Chỉ đến sau này, bằng nghiệp vụ điều tra sắc bén của các điều tra viên, kiểm sát viên cộng với những chứng cứ, tài liệu thu thập được thì Bùi Văn Công và Vì Văn Toán mới chịu khuất phục. Từ đó, mối quan hệ của Vì Văn Toán và mẹ nữ sinh Cao Mỹ Duyên dần hé lộ.
Loài gián lạ khiến nhiều người ở chung cư e ngại vì khó diệt
Nhiều cư dân sống ở các khu chung cư mới tại Hà Nội và TP.CHM hoang mang trước các loài gián ngoại lai sinh sản với tốc độ chóng mặt.
Trả lời trên báo Thanh Niên, Th.S Nguyễn Thị My, Phó phòng Thí nghiệm sinh hóa và diệt trừ mối (Viện Sinh thái bảo vệ công trình), cho hay: “Gián Đức là loài côn trùng thuộc họ gián Blattellidae, vào Việt Nam theo đường hàng không hoặc tàu biển; ngay cả ở nước ngoài cũng rất khó diệt. Do ở chung cư có các đường ống thoát nước, nhà vệ sinh và chậu rửa trong bếp nên khi đặt thuốc, gián theo đường ống bò sang nhà khác.
Một thời gian sau, thuốc hết tác dụng, gián lại quay về. Còn các loại thuốc xịt đang bán trên thị trường, dùng lần đầu hiệu quả, nhưng dùng nhiều lần gián sẽ kháng thuốc. Vì vậy, không thể dùng các loại thuốc thông thường để diệt, mà phải kết hợp giữ vệ sinh với biện pháp khác”.
Để khắc chế sự sinh sôi của gián Đức, người dân phải sửa nguồn nước rò rỉ trong nhà, trét kín các lỗ nhỏ, vết nứt, khe hở dọc tường, chân tường và sử dụng thuốc diệt gián.
Nhập khẩu trái phép tôm hùm đất: Phạt 1 tỷ đồng, đi tù 5 năm
Thời gian gần đây vẫn có tình trạng tôm hùm đất nhập lậu qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ. Trước thực trạng buôn bán tôm hùm đất tràn lan, Bộ NN&PTNT đã ra công văn hỏa tốc yêu cầu kiểm soát chặt, nếu phát hiện thì cần phải tiêu diệt ngay.
Bộ NN&PTNT cũng khẳng định, tôm càng đỏ (còn gọi là tôm hùm đất) là loài thuỷ sinh có nguồn gốc ngoại lai. Theo đó, loài tôm càng đỏ này không có tên trong Danh mục loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và được xác định là sinh vật ngoại lai xâm hại. Do đó, việc kinh doanh, tiêu thụ loại tôm này là vi phạm quy định của pháp luật về đa dạng sinh học và thuỷ sản.
Theo quy định, muốn nhập khẩu tôm hùm đất vào Việt Nam phải xin giấy phép của Bộ NN&PTNT.
Theo Điều 246, Bộ luật Hình sự 2015, người nhập khẩu trái phép hoặc phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.