Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, nguyên nhân các trường hợp F1 âm tính, trong khi nhiều F2 ở TPHCM cho kết quả xét nghiệm dương tính, ngoài các tình huống lãnh đạo Bộ Y tế phân tích, không thể loại trừ khả năng trong cộng đồng đã tồn tại những ổ dịch khác n
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam "TP.HCM có thể còn những ổ dịch khác trong cộng đồng"
Chiều 10/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã họp trực tuyến với TPHCM về tình hình dịch bệnh và triển khai các phương án ngăn chặn dịch COVID-19 trên địa bàn TPHCM.
Tại điểm cầu TP HCM có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức.
Báo cáo với Phó Thủ tướng, Giám đốc Sở Y tế TP Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết từ ngày 5 đến ngày 8/2, TPHCM đã lấy mẫu xét nghiệm của trên 8.000 nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất, từ đó phát hiện 8 người mắc COVID-19. Sau đó, TPHCM còn phát hiện thêm 25 ca bệnh trong cộng đồng.
Liên quan đến ổ dịch ở sân bay Tân Sơn Nhất, đến nay, TPHCM đã có 33 ca mắc COVID-19. TPHCM đã tiến hành phong tỏa tạm thời 33 địa điểm liên quan đến các ca mắc COVID-19.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá việc các trường hợp F1 cho kết quả xét nghiệm âm tính nhưng F2 của F1 lại dương tính với virus SARS-CoV-2 là tình huống phức tạp, rất đáng lo ngại.
"Hôm qua anh Bảy Nên (Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên – PV) có đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu, giải thích rõ vì sao có trường hợp F1 âm tính nhưng F2 liên quan lại dương tính. Chúng tôi đã có những giả thiết ban đầu và đang xây dựng, nhưng có thể giải thích với hai giả thiết nổi trội" - ông Sơn cho hay.
Theo thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, có 2 giả thiết để lý giải về nguồn gốc lây nhiễm COVID-19 tại TPHCM. Thứ nhất là các trường hợp F1 trước đó đã nhiễm virus nhưng đã qua thời gian ủ bệnh nên có kết quả âm tính. Thứ 2 là các F1 này chính là các F0 lây nhiễm cho ca bệnh đầu tiên là bệnh nhân 1979.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch covid-19 TPHCM
Tuy nhiên, để có đánh giá chính xác, thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo TPHCM cần xét nghiệm trên diện rộng đối với những ca tiếp xúc, người nhà liên quan đến các ca mắc COVID-19 đã ghi nhận trong thời gian qua.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết qua những buổi làm việc với chính quyền và thị sát thực tế, lãnh đạo Bộ Y tế đánh giá cao khả năng lấy mẫu xét nghiệm nhanh của TPHCM. Tuy nhiên, việc xử lý mẫu xét nghiệm tại TPHCM còn mất khá nhiều thời gian. Vì vậy, bộ phận thường trực Bộ Y tế phía Nam đã quyết định cho phép Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM điều chuyển các mẫu về các cơ quan y tế thuộc TPHCM và trực thuộc Bộ Y tế xét nghiệm để rút ngắn thời gian xử lý mẫu.
Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã cơ bản đồng tình với đánh giá của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn song ông lưu ý lãnh đạo Bộ Y tế chưa đề cập đến một tình huống khác còn đáng lo ngại hơn. Đó là có thể trong cộng đồng ở TPHCM đã tồn tại những ổ dịch khác mà cơ quan phòng chống dịch chưa phát hiện ra.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19
"Điều này khiến tôi rất lo lắng. Việc truy vết dần ổ dịch từ sân bay Tân Sơn Nhất ra ngoài là rất tốt. Nhưng chúng ta không thể xét nghiệm 10 triệu dân ở TPHCM. Phải đánh giá liệu thành phố còn nhiều ổ dịch khác hay không" – Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị.
Theo Phó Thủ tướng, nguồn lây của các ổ dịch khác có thể từ nước ngoài, người nhập cảnh trái phép hoặc "sự trùng hợp ngẫu nhiên nào đó mà ổ dịch tồn tại khá lâu trong thành phố. Điều này chỉ được phát hiện khi xét nghiệm tầm soát.
Vì vậy, các cơ quan chức năng phòng chống dịch phải xác định tất cả nguồn lây nhiễm đều có nguy cơ như nhau. Ngoài việc truy vết ổ dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM cần xét nghiệm thêm những khu vực có nguy cơ cao khác như quán cà phê, bến xe, khu vực cửa ngõ.
(Theo Tiền Phong)
Giá vàng trong nước hôm nay 10/2
Sáng sớm nay, 29 Tết Tân Sửu (tức 10/2) sáng giá vàng SJC tại thị trường TP HCM được niêm yết 56,75-57,35 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 250 nghìn đồng chiều mua vào và 300 nghìn đồng chiều bán ra so với cùng thời điểm phiên trước.
Đây là phiên tăng giá thứ ba liên tiếp của giá vàng SJC, với tổng mức tăng lên đến gần 500 nghìn đồng.
Cùng lúc, giá vàng cũng tăng thêm 200 nghìn đồng chiều mua vào và 150 nghìn chiều bán ra lên 56,60-57,35 triệu đồng/lượng.
Nhờ tiếp tục tăng mạnh, giá vàng 24k Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng vượt 55 triệu đồng ở chiều mua vào khi được niêm yết 54,14-55,94 triệu đồng/lượng sau khi tăng 460 nghìn chiều mua vào và 660 nghìn đồng chiều bán ra.
Chỉ trong hai phiên gần nhất, giá vàng này đã tăng khoảng 1 triệu đồng mỗi lượng, chiều bán ra cũng tiến sát mốc 56 triệu đồng, thu hẹp khoảng cách với các thương hiệu lớn.
Còn trên hệ hống Phú Quý, giá vàng miếng SJC được niêm yết 56,60-57,30 triệu đồng/lượng, tăng 100 nghìn đồng chiều mua vào và 350 nghìn đồng bán ra; Giá vàng 9999 NPQ cũng tăng mạnh 450 nghìn đồng chiều mua vào và 600 nghìn đồng chiều bán ra lên 54,30-54,95 triệu đồng/lượng…
17 người tử vong vì TNGT trong ngày 29 Tết
Ngày 10/2 (tức 29 Tết), thông tin từ Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, trong ngày 29 Tết, cả nước xảy ra 29 vụ tai nạn giao thông, làm 17 người tử vong, 14 người bị thương. So với cùng kỳ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, giảm 2 vụ, giảm 6 người tử vong, giảm 1 người bị thương.
Các Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT đã kiểm tra, phát hiện 31 trường hợp vi phạm, phạt tiền 51 triệu đồng, tước GPLX 2 trường hợp.
Lập biên bản 206 trường hợp vi phạm trật tự ATGT đường thủy, ra quyết định xử phạt hành chính 216 triệu đồng.