Theo dự báo, virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại, số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam có thể gia tăng trong thời gian tới nhưng không làm xáo trộn xã hội.
Ứng phó COVID-19 trong bối cảnh hiện nay thế nào?
Vì sao số ca mắc tăng nhanh?
Số ca mắc COVID-19 tăng nhanh trong 10 ngày qua, cùng đó nhiều địa phương đã ghi nhận các ổ dịch COVID-19.
Nhận định tình hình dịch COVID-19 hiện nay, PGS-TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho biết thời gian qua, nhờ tiêm vắc-xin và thực hiện các biện pháp phòng bệnh, COVID-19 đã giảm. Song thực tế COVID-19 chưa mất đi, vẫn tồn tại và lây lan trong cộng đồng.
Theo PGS Trần Đắc Phu, số ca COVID-19 tăng có thể do miễn dịch của người sau tiêm vắc-xin hoặc từng nhiễm đã giảm nên có nguy cơ tái nhiễm. Bên cạnh đó, việc người dân tăng cường giao lưu, đi lại cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lây lan.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại cơ sở y tế.
"Nước ta đã mở cửa du lịch, phát triển giao thương kinh tế, đo dó tình hình dịch bệnh của Việt Nam cũng không thể tách biệt với tình hình dịch của thế giới. Chỉ trong vòng 24 giờ, dịch bệnh ở nước xa xôi nhất cũng có thể xâm nhập vào nước ta. Sau thời gian dài "mở cửa", nhiều người có tâm lí lơ là, không đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp phòng dịch nên lây nhiễm bệnh" - PGS Trần Đắc Phu nói.
Bệnh nhân COVID-19 được theo dõi tại cơ sở y tế ở Hà Nội.
COVID-19 sẽ là bệnh lưu hành như cúm mùa?
Trước đó, trả lời trong một cuộc họp báo ngày 17-3, quan chức Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tin rằng COVID-19 sẽ thành một bệnh như cúm mùa trong năm nay, nghĩa là nó vẫn lây nhiễm, vẫn giết người nhưng không còn là mối đe dọa và gây xáo trộn xã hội. Hiện nay, số người chết vì COVID-19 đã thấp hơn nhiều. Đồng thời, quan chức WHO cũng cho biết có thể sớm dỡ bỏ "tình trạng khẩn cấp y tế công cộng toàn cầu với COVID-19 "vào một thời điểm nào đó trong năm 2023".
Mới đây, chia sẻ thông tin về diễn biến của dịch COVID-19, GS-TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết đến nay có nhiều ý kiến trái chiều về việc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp y tế công cộng toàn cầu với COVID-19.
Theo GS Lân, trong cuộc họp vào tháng 1 vừa qua, WHO xác định tiếp tục nghiên cứu giai đoạn chuyển đổi trong khi các biện pháp chống dịch của các nước chưa đầy đủ để tránh rủi ro. Từ tháng 1 đến nay, số mắc, tử vong do COVID-19 trên thế giới giảm nhiều. Hy vọng tháng 5 tới WHO họp và sẽ có quyết định đầy đủ.
Đánh giá chung diễn biến dịch COVID-19 hiện nay, đại diện Bộ Y tế cho nhận định dịch COVID-19 tại Việt Nam có thể gia tăng trong thời gian tới nhưng dịch vẫn đang được kiểm soát.
"Dịch có thể đi theo kịch bản dù có các biến thể phụ nhưng vẫn ổn định, tiến tới có thể trở thành bệnh có thể mắc, có thể nhập viện, có thể tử vong đặc biệt trên đối tượng nguy cơ cao nhưng nó sẽ không làm xáo trộn xã hội. Lúc đó nó trở thành coi như bệnh thông thường"- GS Phan Trọng Lân nói.
Tuy nhiên, GS Lân cũng lưu ý theo dự báo của các nhà khoa học và WHO, virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại. Để điều này không ảnh hưởng đến cuộc sống, cần tập trung bảo vệ tối đa đối tượng nguy cơ cao, lực lượng y tế tuyến đầu...
Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Nguyễn Chinh
Mục tiêu giai đoạn tới là giảm nhập viện, trở nặng, tử vong, tránh quá tải hệ thống y tế, giữ vững thành quả phòng chống dịch. Do đó, một trong những nhiệm vụ hiện nay là tập trung bảo vệ đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai), tiêm phòng đủ liều, đúng lịch theo các khuyến cáo của Bộ Y tế. Các địa phương cần rà soát lại tất cả các đối tượng này.
"Để giảm bớt sự lây nhiễm, chúng tôi khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện 2K (khẩu trang-khử khuẩn) + vắc-xin Việc đeo khẩu trang trong các cơ sở khám chữa bệnh; trên các phương tiện công cộng là yêu cầu phòng chống dịch"- PGS Phan Trọng Lân nhấn mạnh.
Ngoài ra, đại diện Bộ Y tế cũng khuyến cáo những người có nguy cơ cao dễ chuyển biến nặng và có nguy cơ tử vong khi mắc COVID-19 (như người cao tuổi, người có bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai) khi đến nơi đông người, môi trường ít thông thoáng thì nên đeo khẩu trang; đồng thời phải tiêm chủng vắc-xin đúng lịch, đủ liều theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đại diện Bộ Y tế cho biết Việt Nam là một trong số quốc gia tiêm chủng COVID-19 cao trên thế giới. Tuy nhiên có nơi, có chỗ tỉ lệ tiêm chưa đạt như mong muốn, đặc biệt ở đối tượng nguy cơ cao. Hiện nước ta chưa thay đổi khuyến cáo về tiêm vắc-xin COVID-19. Vắc-xin vẫn là biện pháp hiệu quả, tăng miễn dịch với biến chủng Omicron, nguy nguy cơ bệnh diễn biến nặng và tử vong. |
Lật thuyền đạp vịt, bé gái 7 tuổi tử vong thương tâm
Trưa 16/4, ông Nguyễn Đình Hồng - Chủ tịch UBND phường Quang Trung, thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) cho biết, sáng cùng ngày tại hồ Bạch Đằng đã xảy ra vụ lật thuyền đạp vịt khiến một cháu bé tử vong.
Theo đó, vào khoảng 10h cùng ngày, chị N.T.H. và con gái là cháu L.T.T. (7 tuổi) cùng một người bạn thuê một thuyền đạp vịt (thuyền thiên nga) ở Hồ Bạch Đằng để chơi trên hồ. Tuy nhiên, khi đang chơi, chiếc thuyền đạp vịt bất ngờ bị chìm.
Khi sự việc xảy ra, mọi người có mặt ở khu vực hồ xuống ứng cứu. Cháu bé được đưa vào Bệnh viện Hoà Bình cấp cứu nhưng đến hơn 11h cùng ngày đã không qua khỏi.
Hiện chính quyền địa phương đang phối hợp với Công an thành phố Hải Dương để xác minh làm rõ nguyên nhân.
Nam sinh để lại lời nhắn nghi nhảy sông tự tử được tìm thấy ở… nhà hàng
Chiều 16-4, đại úy Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng Công an thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - cho biết sau gần 2 ngày tích cực tìm kiếm, lực lượng công an, chính quyền địa phương đã tìm thấy nam sinh nghi nhảy cầu tự tử tại cầu sông Dinh. Đó là em T.V.T.S (SN 2008; ngụ tổ dân phố Truyền Thống, thị trấn Nông trường Việt Trung).
Công an huyện Bố Trạch xác minh, nhận dạng nam sinh tại một nhà hàng ở TP Đồng Hới.
Theo đó, để tìm kiếm nam sinh, Công an huyện Bố Trạch đã chia làm 2 tổ công tác. Một tổ tìm kiếm tại khu vực nghi S. nhảy cầu tự tử; một tổ thông qua các mối quan hệ của nam sinh này và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội để tìm kiếm ở các khu vực lân cận.
Đến khoảng 11 giờ 45 phút ngày 16-4, Công an huyện Bố Trạch nhận được thông tin từ người dân phát hiện S. đang ở một nhà hàng tại phường Hải Thành, TP Đồng Hới.
Ngay sau đó, lực lượng công an và gia đình đã đến nơi S. đang ở để xác minh. Công an huyện Bố Trạch đang tiến hành xử lý các thủ tục còn lại để bàn giao nam sinh này cho gia đình.
Hiện S. có tâm lý chưa ổn định, gia đình có nguyện vọng đưa nam sinh này đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe trước khi về nhà.
Hai ngày qua, lực lượng chức năng tìm kiếm tung tích nam sinh trên sông Dinh.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, chiều14-4, người dân đi qua khu vực cầu sông Dinh, thị trấn Nông trường Việt Trung đã phát hiện một đôi dép và mảnh giấy ghi "Con xin lỗi, con không ăn trộm". Nghi có người nhảy cầu, người dân đã trình báo lực lượng chức năng.
Người để mảnh giấy được xác định là nam sinh T.V.T.S, đang học lớp 8, Trường THCS Bắc Dinh, thị trấn Nông trường Việt Trung.
Sau đó, các lực lượng của huyện Bố Trạch phối hợp với người dân địa phương huy động nhiều phương tiện thuyền bè liên tục tìm kiếm tung tích nam sinh trên sông Dinh trong 2 ngày nhưng không có kết quả.
"Hotgirl" Lai Châu đi SH cướp tiền nhân viên cây xăng có thể đối diện mức phạt nào?
Chiều 12/4, Cơ quan điều tra Công an TP.Lai Châu, tỉnh Lai Châu, tạm giữ hình sự Nguyễn Thị Phương Thảo (32 tuổi, trú phường Tân Phong, TP.Lai Châu) để điều tra hành vi cướp giật tài sản.
Công an xác định, vào tối 10/4, Thảo đi xe máy SH đến cây xăng ở phường Đông Phong, TP.Lai Châu (đối diện Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu). Nhằm lúc nhân viên bán đang trả tiền thừa, Thảo giật tập tiền của người này rồi tăng ga bỏ chạy. Nhân viên cây xăng đã giật lại được tập tiền nên Thảo không thực hiện được ý định.
Sau khi gây án, Thảo về cạy tấm thạch cao trên trần nhà để cất giấu bộ quần áo đã mặc khi gây án.
Nguyễn Thị Phương Thảo tại cơ quan công an.
Dưới góc độ pháp lý, tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, đoàn luật sư TP.Hà Nội nhận định, hành vi của Thảo là vi phạm pháp luật một cách manh động, liều lĩnh và đủ căn cứ để xử lý hình sự về tội cướp giật tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Theo quy định của pháp luật, cướp giật tài sản là một trong các tội danh thuộc nhóm tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản quy định tại điều 171 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Luật sư Cường nêu quan điểm, căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi, luật quy định đây là tội phạm có cấu thành hình thức, chỉ cần đối tượng tiếp cận nạn nhân và thực hiện hành vi giật tài sản nhằm mục đích chiếm đoạt, rồi sau đó nhanh chóng tẩu thoát là cấu thành tội phạm, không phụ thuộc vào giá trị tài sản là bao nhiêu, cũng không phụ thuộc vào mục đích chiếm đoạt được tài sản đã thực hiện được hay không.
Thông tin vụ việc cho thấy, người phụ nữ này đã lợi dụng lúc nhân viên cây xăng sơ hở để giật tập tiền trong tay của nhân viên cây xăng rồi nhanh chóng tẩu thoát, mặc dù chưa chiếm đoạt được tiền, mục đích chiếm đoạt tài sản chưa thực hiện được, nhưng hành vi này đã thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu về mặt khách quan của tội cướp giật tài sản.
Cơ quan điều tra sẽ làm rõ nguyên nhân sự việc, làm rõ động cơ mục đích thực hiện hành vi, nhận thức của đối tượng, đánh giá hậu quả đã gây ra đối với xã hội để có căn cứ giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, đoàn luật sư TP.Hà Nội.
Theo vị luật sư, trường hợp kết quả xác minh của cơ quan điều tra cho thấy đối tượng này có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi, mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người khác, hành vi thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm.
Hành vi của đối tượng là phạm tội chưa đạt về mục đích nhưng đã hoàn thành về hành vi phạm tội nên đối tượng này phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Cướp giật tài sản.
"Với diễn biến thể hiện qua clip như vậy thì đối tượng này sẽ phải đối mặt với khung hình phạt là phạt tù từ 1 năm đến 5 năm theo quy định tại khoản 1, điều 171 BLHS", luật sư Cường nói.
Yêu cầu tăng chuyến bay từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh dịp nghỉ lễ
Theo số liệu báo cáo của các hãng hàng không Việt Nam, trong 2 ngày cao điểm 28, 29/04, tổng số ghế được cung ứng ra thị trường trên chặng bay từ Hà Nội đi các điểm du lịch trọng điểm như Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt, Phú Quốc, Tuy Hòa, Quy Nhơn, Đồng Hới vào khoảng trên 41 nghìn ghế. Trong ngày 29/4, tỷ lệ lấp đầy đặc biệt cao như chặng Hà Nội- Huế đạt 100%, Hà Nội- Tuy Hòa đạt 93%, Hà Nội-Đồng Hới/Quy Nhơn đều đạt trên 96%....
Tương tự, trong ngày 29/4, lượng đặt chỗ tại các chặng bay du lịch từ TP Hồ Chí Minh đi các điểm du lịch trọng điểm nêu trên cũng đang ở mức cao, với tổng số ghế được cung ứng ra vào khoảng 40 nghìn ghế. Tỷ lệ lấp đầy trên các chặng như TP Hồ Chí Minh-Quy Nhơn/Phú Quốc/Tuy Hòa đều đạt trên 80%.
Hành khách đi máy bay trong kỳ nghỉ lễ tăng cao.
Ở chiều ngược lại, các chặng bay chiều về Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng có tỉ lệ đặt chỗ ở mức cao trong các ngày cao điểm 2 và 3/5. Một số chặng từ Phú Quốc, Quy Nhơn, Huế, Tuy Hòa đến Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều đạt tỉ lệ trên 80%.
Trước tình hình trên, nhằm tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương và 30/4-1/5, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không xem xét tăng chuyến trên các đường bay từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đi các địa điểm có nhu cầu du lịch lớn như Phú Quốc, Tuy Hòa, Bình Định, Cam Ranh, Côn Đảo…, đặc biệt trong các ngày 28-29/4 và 2-3/5.