Từ ngày 18-2, đi làm thủ tục không cần mang giấy khai sinh, giấy kết hôn

Ngày 15/02/2022 20:00 PM (GMT+7)

Theo Thông tư 01/2022 của Bộ Tư pháp, có thể sử dụng bản điện tử giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn… để thực hiện các thủ tục hành chính thay cho bản giấy.

Ngày 4-1, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 01/2022 (quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định 87/2020), có hiệu lực từ ngày 18-2.

Ban hành kèm theo Thông tư 01/2022 có:

- Nội dung bản điện tử giấy tờ hộ tịch; văn bản xác nhận thông tin hộ tịch; Giấy báo tử (Phụ lục 1);

- Nội dung các biểu mẫu hộ tịch điện tử tương tác tích hợp, phục vụ đăng ký hộ tịch trực tuyến (Phụ lục 2).

Đáng chú ý, khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2022 quy định: Giá trị pháp lý của bản điện tử giấy tờ hộ tịch được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 87/2020.

Theo khoản 6 Điều 12 Nghị định 87/2020: Biểu mẫu điện tử giấy tờ hộ tịch do Bộ Tư pháp ban hành, cung cấp thông tin hộ tịch hoặc nguồn tra cứu thông tin hộ tịch của cá nhân, có giá trị như giấy tờ hộ tịch.

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chấp nhận, sử dụng, không được yêu cầu cá nhân nộp hoặc xuất trình giấy tờ hộ tịch để đối chiếu.

Nói cách khác, từ ngày 18-2, người dân có thể sử dụng bản điện tử giấy tờ hộ tịch (giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn…) để thực hiện các thủ tục hành chính thay cho bản giấy.

Cụ thể hơn:

- Bản điện tử giấy tờ hộ tịch có giá trị sử dụng như giấy tờ hộ tịch bản giấy trong các giao dịch, thủ tục hành chính thực hiện trực tuyến; có giá trị thay thế các giấy tờ hộ tịch bản giấy khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch trực tiếp tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

- Mã QRcode trên bản điện tử giấy tờ hộ tịch là địa chỉ Internet dẫn tới dữ liệu, định dạng hình ảnh của giấy tờ hộ tịch tương ứng trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, có giá trị cung cấp thông tin về tính chính xác, hợp lệ, các thông tin chi tiết của giấy tờ hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch do người yêu cầu đăng ký hộ tịch nộp, xuất trình có thể kiểm tra tính chính xác, thời hạn sử dụng, thông tin cập nhật của bản điện tử giấy tờ hộ tịch thông qua mã QRCode trên bản điện tử của giấy tờ đó.

Cách để có bản điện tử giấy tờ hộ tịch

Người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia, Cống dịch vụ công cấp tỉnh để đăng ký tài khoản, xác thực người dùng theo hướng dẫn.

Sau khi đăng nhập tài khoản thành công, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác, đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định; nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định pháp luật…

Người có yêu cầu đăng ký hộ tịch được nhận kết quả đăng ký hộ tịch theo một trong các phương thức sau đây: Nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch gửi qua thư điện tử, kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó; Nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch gửi vào thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin…

Người dân nên đi đổi CCCD gắn chip ngay trong năm 2022: Đây là 3 lý do bạn cần biết
Từ tháng 1/2022, người dân sử dụng CMND/CCCD hỏng, hết hạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng. Ngoài ra, còn nhiều giấy tờ...

Tin tức 24h

Theo MINH CHUNG
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h