Do bất cẩn nên nhiều lúc thang cuốn cũng chính là “sát thủ” gây ra những tai nạn kinh hoàng với trẻ nhỏ.
Những vụ tai nạn thang cuốn ở Việt Nam gây rùng mình
Ngày hôm qua, một bé trai 17 tháng tuổi bị thang cuốn trong phòng chờ kéo gần đứt lìa cổ tay trong khi chơi đùa tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM đã gây lo lắng trong dư luận.
Theo đó, chiều 6/4, chị Ngọc Anh (26 tuổi, trú tại Hà Tĩnh) và con trai 17 tháng tuổi ra sân bay Tân Sơn Nhất làm thủ tục đi Đồng Hới (Quảng Bình) lúc 17h30.
Thang cuốn ở sân bay Tân Sơn Nhất
Sau khi hoàn thành thủ tục, mẹ con chị Anh lên phòng chờ ngồi đợi chuyến bay, bé trai tự chạy đi chơi. Đến 15h55, một số hành khách phát hiện cháu bé ngã xuống thang cuốn cảm ứng tự động, cổ tay bị thang cứa gần đứt lìa.
Đây không phải là lần đầu tiên tai nạn thang cuốn xảy ra ở Việt Nam. Đã từng có rất nhiều vụ tai nạn thang cuốn xảy ra ở siêu thị, trung tâm thương mại mà nạn nhân phần lớn là trẻ nhỏ.
Hiện trường vụ tai nạn kẹt thang cuốn.
Cách đây hơn 1 năm, ngày 9/8/2015, một bé trai khoảng 3 tuổi được bố mẹ cho đi cùng để dự tiệc cưới tại tầng 3 tòa nhà 335 trên đường Cầu Giấy, Hà Nội.
Trong lúc bố mẹ không chú ý, cháu bé đã đi ra ngoài khu vực cầu thang cuốn để chơi. Sau nhiều lần bước lên, bước xuống thang cuốn, cháu bé đã bị kẹt 1 phần mũi giày chân vào thang.
Rất may, tại thời điểm xảy ra tai nạn có rất nhiều người qua lại khu vực đó nên đã xúm lại cứu cháu bé thoát khỏi thang cuốn. Dù cháu bé chỉ bị thương nhẹ ở chân, song bố mẹ đã vô cùng sợ hãi khi phát hiện con trai mình bị kẹt chân vào thang cuốn.
Hiện trường nơi cháu Hải bị kẹt chân.
Cách đây 5 năm, nhiều người vẫn rùng mình khi nhớ lại vụ tai nạn thang cuốn xảy ra tại siêu thị Big C Vinh (Nghệ An).
Vào tối 22/10/2012, anh Bùi Hoàng Văn trú ở xã Hưng Đông (TP Vinh - Nghệ An) đưa vợ và con đi mua sắm tại siêu thị Big C Vinh (Nghệ An). Trong lúc đi từ tầng 3 xuống tầng 2, cháu Bùi Hoàng Hải (3 tuổi), con anh Văn, đã bị chiếc thang cuốn giữ lại, mắc kẹt đùi phải vào điểm tiếp nối cuối của thang cuốn.
Khi xảy ra vụ việc, ban quản lý siêu thị đã lập tức tắt thang máy và tiến hành giải cứu cháu Hải. Tuy nhiên do không thông báo cho cơ quan chức năng hỗ trợ nên gần một giờ đồng hồ sau cháu Hải vẫn bị mắc kẹt.
Lúc đội cứu nạn đến hiện trường, chân phải cháu Hải vẫn đang mắc kẹt sâu vào thang cuốn. Đơn vị phải dùng máy thủy lực phá thang cuốn mới đưa được cháu ra ngoài.
Nạn nhân nhanh chóng được đưa vào bệnh viện Nhi Nghệ An cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, sau khi sơ cứu cháu Hải đã được chuyển ra Hà Nội ngay trong đêm.
Ai có con nhỏ cần ghi nhớ những điều này khi đi thang cuốn
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ và cho bản thân mình, mọi người nên tuân thủ tuyệt đối những quy tắc an toàn sau:
Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi tự đi thang cuốn
1/ Luôn ở cạnh bé: Trẻ em, đặc biệt là những bé dưới 5 tuổi không nên đi thang máy, thang cuốn một mình. Với những bé lớn, mẹ có thể nắm tay bé, và ưu tiên cho con đứng vào phần không gian ở chính giữa. Không nên đứng tựa vào tay vịn 2 bên thang cuốn, hoặc tựa vào cửa, mép tường khi đi thang máy.
Đặc biệt, nếu bé còn quá nhỏ, mẹ nên chủ động bế bé khi đi thang cuốn. Bởi trẻ nhỏ không thể phối hợp tay, chân và mắt một cách linh hoạt nên rất dễ bị té ngã gây nguy hiểm.
Luôn giữ chắc tay vịn khi di chuyển bằng thang cuốn
2/ Giữ chắc tay vịn: Trong khi các bé không đựa phép tựa vào lan can hoặc tay vịn khi đi thang cuốn, nhưng các bậc phụ huynh, nhất là những mẹ đi giày cao gót phải giữ vững tay vịn để tranh trường hợp té ngã do mất thăng bằng. Nếu đi thang máy, khi đến nơi, mẹ nên giữ cửa và cho trẻ đi ra trước.
3/ Chú ý trang phục: Trước khi bước vào thang máy hoặc lên thang cuốn, mẹ nên kiểm tra lại quần áo, giày dép của bé một lần. Chắn chắn rằng dây giày, chân váy, khăn… của bé phải được buộc gọn gàng, tránh tình trạng bị kẹt ở cửa hoặc rãnh của thang.
Nếu chẳng may quần áo hay vật dụng của bé bị kẹt, thay vì tìm cách “gỡ rối”, mẹ nên nhanh chóng tháo bỏ những đồ vật này ngay.
Bên cạnh đó, từ trước đến nay đã có rất nhiều trường hợp tai nạn xảy ra do trẻ đi giày, dép bằng nhựa dẻo và bị trượt, kẹt vào thang. Để tránh nguy cơ này, mẹ nên hạn chế cho bé đi giày nhựa hoặc nên chọn
Không nhất thiết phải là những chuyến du lịch dài ngày, những chuyến đi dã ngoại trong ngày cũng rất hấp dẫn và thú vị với bé, quan trọng nhất vẫn là cả gia đình có thời gian bên nhau. Dưới đây là vài điều mẹ cần lưu ý khi đưa bé đi chơi.
4/ Hạn chế những khu vực đông người: Chen chúc trong một thang cuốn hoặc thang máy chật ních người có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều tai nạn nghiêm trọng.
5/ Nhắc nhở liên tục: Nghịch ngợm, hiếu động là những đặc điểm bạn có thể bắt gặp ở hầu hết trẻ em. Vì vậy, khi đi thang máy với bé, mẹ nên nhắc nhở bé không được chạy nhảy hoặc đùa nghịch để bảo đảm an toàn.