Ngày 17/9/2011, cô gái 16 tuổi tên Chu Nham sống tại tỉnh An Huy, Trung Quốc bị bạn học cùng lớp Đào Nhữ Khôn châm đổ xăng đốt nhà gây bỏng nặng.
Ngày 17/9/2011, cô gái 16 tuổi tên Chu Nham sống tại tỉnh An Huy, Trung Quốc bị bạn học cùng lớp Đào Nhữ Khôn châm đổ xăng đốt nhà gây bỏng nặng. 3 năm trôi qua, giờ đây cô gái với những vết thương khó lành đang nhận sự điều trị tại thành phố Bắc Kinh, cô bắt đầu học hội họa, đi theo con đường mới do chính mình lựa chọn.
Chu Nham cầm trên tay chiếc điện thoại có hình ảnh của chính cô trước khi tai nạn xảy ra. Ngày 17/9/2011, khi cô vừa từ trường trở về nhà, người bạn nam theo đuổi cô Đào Nhữ Khôn dường như đã đợi sẵn ở đó. Chu Nham quay lưng với Nhữ Khôn, hỏi anh ta đến đây làm gì. Chưa nói dứt lời, cô cảm thấy có luồng khí lạ từ phía sau, chỉ trong chớp mắt, lửa bùng lên khắp gian nhà, trùm lên cả cô gái bé nhỏ…
Sau 17 ngày đêm mê man đau đớn, Chu Nham nhờ có sự cứu chữa của các bác sĩ mới qua khỏi cơn nguy kịch, nhưng toàn thân bỏng nặng 30%. Gương mặt rạng ngời vốn khiến cô gái tự hào, giờ đây lại trở thành nỗi ám ảnh khiến cô không dám tự mình soi gương. Lần đầu mở mắt, trông thấy cơ thể mình, cô đã khóc không thành tiếng, chỉ không ngừng rơi nước mắt. Mỗi ngày mẹ đều phải bôi vết thuốc lên vết bỏng cho cô, công đoạn này khiến cô đau đớn vô cùng. Cô bắt đầu tập đi với chân nạng và những bài tập trên giường để hồi phục nhanh hơn. Những ai đã từng trải qua cảm giác này mới thấu hiểu sự khó khăn của nó, động đến đâu cũng đau, cũng nhức. Thế nhưng cô gái trẻ thầm nghĩ, càng đau càng phải tập với khát vọng cháy bỏng có thể sớm đi lại. Có những lúc tinh thần đi xuống, cô đã từng cảm thấy không thể chịu đựng thêm được nữa…
Chu Nham ngồi thẫn thờ bên cửa sổ giường bệnh. Ngày 20/5/2012, tòa án nhân dân thành phố Hợp Phì dựa trên tội danh “cố ý sát hại người khác” tuyên phạt Đào Nhữ Khôn 12 năm 1 tháng tù giam. Kết quả này không khiến gia đình Chu Nham hài lòng, họ tiếp tục khởi kiện, nhưng không có kết quả.
Nhìn thấy con gái thẫn thờ bên cửa sổ, người mẹ vội vã đóng chặt cửa lại, sợ cô nghĩ quẩn.Tháng 3/2012, Chu Nham được đưa đến một bệnh viện phẫu thuật chỉnh hình tại Bắc Kinh. Cô phải trải qua 9 cuộc đại phẫu thuật trên tổng cộng 19 vết thương, phải kéo dài vài năm mới hoàn thiện.
3 năm nay, mẹ cô không ngừng khuyên “xuống dưới đi lòng vòng cho đỡ buồn”, thế nhưng lúc đầu, đến cửa phòng bệnh cô cũng không ra. “Tôi chỉ sợ người khác nhìn thấy tôi sẽ hét toáng lên mất”. Chu Nham chỉ đợi qua 6 giờ tối trời nhập nhoạng mới dám cùng mẹ xuống khu vườn nhỏ trồng rau.
Họ trồng rất nhiều loại rau: rau cải, cà rốt, bí xanh… Mẹ cô hy vọng con gái sẽ vui vẻ hơn và năng ra khỏi nhà hơn.
Những ngày bệnh viện không người, Chu Nham thường hay đến chơi bên đài phun nước, cô rất thích bức tượng “Sự ra đời của thần Venus” ở đây, vị thần hiện thân cho Tình yêu và cái Đẹp. Thời gian còn lại, cô dành cho việc học vẽ. Thời gian một năm sau đó, cô được dạy vẽ bởi một tình nguyện viên đến đây mỗi tuần.
Tháng 8/2014, do không thể tiếp tục dạy cho Chu Nham, người tình nguyện viên này đã chỉ dẫn cô tới một phòng tranh dạy học miễn phí. Hơn 7 giờ sáng, Chu Nham cùng mẹ của cô đi xe bus từ bệnh viện tới phòng tranh, cứ cách 1 ngày cô phải tới đó 1 lần, cứ như vậy đã được 2 tháng nay.
Tại phòng tranh, Chu Nham nhanh chóng làm quen được cùng các bạn. Người giáo viên ở đây cho biết: “ Miễn phí nhận Chu Nham tới đây học, tôi muốn để cô ấy có cơ hội hòa đồng cùng mọi người, không ngờ cô ấy cũng lại rất có năng khiếu nữa.”
Khi bị ngọn lửa bao trùm, theo bản năng, Chu Nham đã dùng hai tay ôm lấy mặt. Bàn tay bị lửa thiêu tới hai ngòn tay dính chặt lấy nhau. Các bác sĩ kiến nghị nên cắt bỏ, thế nhưng người mẹ nhất quyết mong các bác sĩ hãy giúp cô tách ngón tay. Nhờ có mẹ, giờ đây Chu Nham mới có thể tiếp tục cầm cọ vẽ.
Công khổ luyện của cô gái cuối cùng cũng có kết quả. Thầy giáo nói rằng, cô có khả năng cảm nhận sắc màu tuyệt vời.
Cô gái có chút chạnh lòng khi các bạn cùng trang lứa đều đã thi đỗ và bước chân vào cánh cửa đại học.
Trong lúc con gái học vẽ, người mẹ tranh thủ làm việc vặt quanh lớp, đơn giản như lau nhà, dọn dẹp… đây là cách bà thể hiện phần nào lòng biết ơn của mình.
Kể từ khi bị thương, soi gương đã trở thành nỗi ám ảnh của Chu Nham. Mặc dù đang được chữa trị, nhưng mẹ cô vẫn không ngừng lo lắng “Vết thương cơ thể, vết thương lòng cả đời cũng chưa thể chữa khỏi, bây giờ có bệnh viện này miện phí trị liệu, tôi cũng tạm an lòng. Còn sau này, tôi với chồng đều già rồi, cũng không thể kiếm ra tiền nữa, Chu Nham biết làm sao đây. Tương lai thật là mù mịt quá!”