Câu chuyện có thật về cuộc tình dang dở trên chuyến xe định mệnh tại Lào Cai, cảnh tượng “đám cưới trong đám ma” đầy ám ảnh, xót thương của anh Trình, chị Lan đã mở đầu cho Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do TNGT 2014 diễn ra tối 16/11.
Mỗi ngày, hơn 20 người vĩnh viễn không trở về nhà vì TNGT
Con số đau xót này được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do TNGT. Câu chuyện có thực về “đám cưới trong đám ma” của vợ chồng anh Trình, chị Lan hay cảnh tượng em bé Gia Huy vừa ra đời đã tàn phế vì TNGT chỉ là hai trong rất nhiều những câu chuyện điển hình về những đau thương mất mát, có thật gây ra bởi những TNGT đường bộ được nhắc đến trong buổi lễ.
Mong muốn linh hồn các nạn nhân tử vong vì TNGT sớm được siêu thoát
Hoà Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo VN: Trong 3 năm qua, Giáo hội Phật giáo VN đã tham gia các vào các đại lễ cầu siêu. Tới đây Giáo hội Phật giáo VN sẽ có thêm chương trình tuyên truyền ATGT đi cùng với các buổi thuyết pháp tại các chùa để các tăng ni, phật tử chấp hành tốt các quy định của pháp luật về ATGT, với mong muốn mọi người cùng hiểu và hành động để chung tay giảm thiểu thiệt hại do TNGT gây ra. |
Phát biểu tại Lễ tưởng niệm, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc nói: "Mỗi ngày qua đi, 25 người ra khỏi nhà và vĩnh viễn không trở về với gia đình vì TNGT, để lại trong lòng người thân yêu nỗi đau đớn tột cùng, day dứt của toàn xã hội bằng những câu hỏi không thể nào trả lời được.
Đã đến lúc mỗi người Việt Nam cần phải nhận thức nghiêm túc về tác hại khủng khiếp của TNGT. Đã đến lúc chúng ta cần phải dũng cảm và chân thành nhìn thẳng vào sự thật là trong mỗi vụ TNGT, có trách nhiệm của từng cá nhân, của cả cộng đồng và Nhà nước”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Phương Nam, Chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế tại Việt Nam cho biết: "Đây là lần thứ 3 Việt Nam tổ chức “Ngày tưởng niệm nạn nhân thiệt mạng do TNGT”. Mỗi năm có một chủ đề riêng nhưng đều hướng đến mục tiêu chia sẻ, cảm thông đối thân nhân, gia đình có người thân bị thiệt mạng do TNGT.
Qua đó để cộng đồng, xã hội nhận biết hậu quả của TNGT là vô cùng tàn khốc. Từ những người đang trong độ tuổi lao động, làm ra của cải vật chất cho xã hội, trụ cột của gia đình nhưng khi gặp tai nạn họ trở thành tàn phế, gia đình mất đi người thân, mất đi trụ cột về kinh tế…
Chúng ta tưởng nhớ các nạn nhân là để mỗi chúng ta, tự nhìn lại mình để tham gia giao thông một cách có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.
Gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến tất cả các gia đình có nạn nhân tử vong vì TNGT, Phó Thủ tướng kêu gọi các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, mọi cá nhân và toàn xã hội hãy cùng chung tay chia sẻ những tổn thất, mất mát của các nạn nhân, gia đình nạn nhân TNGT.
Phó Thủ tướng cũng kêu gọi tất cả các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các tổ chức, cá nhân và toàn thể nhân dân hãy làm tất cả những gì có thể để giao thông ở đất nước chúng ta ngày càng phát triển theo hướng văn minh, an toàn hơn; hãy sống có ý thức, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, để những tai nạn thương tâm không bao giờ xảy ra, để mỗi sớm mai, khi bước ra đường không còn phải lo sợ, phấp phỏng vì tai nạn giao thông.
TNGT đang dần được kéo giảm
Anh Phạm Công Trình – nạn nhân vụ TNGT tại Lào Cai: Tôi đến Lễ tưởng niệm với rất nhiều cảm xúc. Những hình ảnh, những thông điệp được đưa ra trong buổi lễ với tôi thực sự thấm thía. |
Trao đổi với Báo Giao thông ngay sau buổi lễ, bà Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nói, sự nỗ lực của Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ GTVT và các ban ngành đoàn thể cùng cả hệ thống chính trị vào cuộc đã góp phần kéo giảm được TNGT, đảm bảo ATGT.
“Chúng ta đang đứng trước thách thức rất lớn trong đảm bảo ATGT và kéo giảm TNGT. Mỗi ngày có 25 người bước ra khỏi nhà và không bao giờ trở về do bị TNGT là một điều rất đáng tiếc, rất đau đớn.
Vụ tai nạn xảy ra với chúng tôi khiến tôi và gia đình vô cùng đau xót. Lan đã ra đi để lại khoảng trống mênh mông trong lòng tôi. Mong sao tất cả mọi người cùng cẩn trọng khi tham gia giao thông để không phải rơi vào hoàn cảnh như tôi.
Bên cạnh đó là nhiều người bị thương do TNGT, bị di chứng do TNGT như những câu chuyện trong lễ tưởng niệm này phản ánh, đã để lại cho xã hội, gia đình và người thân một gánh nặng rất lớn. Đây cũng là thách thức và áp lực không nhỏ trong thời gian tới trong công cuộc kéo giảm TNGT, đảm bảo ATGT”, bà Mai chia sẻ.
Khẳng định nâng cao ý thức là điều quan trọng để phòng tránh được TNGT, đảm bảo TTATGT, bà Mai nhấn mạnh: "Cơ sở hạ tầng giao thông ngày một tốt hơn, phương tiện giao thông ngày một hiện đại và có các tính năng an toàn hơn, nhưng nếu ý thức chấp hành pháp luật ATGT kém thì nguy cơ xảy ra TNGT vẫn cao. Vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp tuyên tuyền nâng cao ý thức người dân.
Cuối cùng, bà Mai cũng cho rằng nếu các cơ quan thực thi pháp luật ATGT thực hiện một cách nghiêm túc, quyết liệt và đồng bộ hơn, chắc chắn thời gian tới con số vụ TNGT sẽ được kéo giảm hơn nữa.