Mẹ âm thầm đến trường mẫu giáo xem bữa trưa của con, "tá hỏa" khi chỉ có cơm trắng và rau

Chi Chi - Ngày 19/03/2024 09:30 AM (GMT+7)

Sau 3 ngày liên tiếp quan sát bữa trưa ở trường mẫu giáo của con, tôi lập tức xin chuyển trường.

*Bài viết thuộc chia sẻ của một bà mẹ ở Trung Quốc.

Mỗi ngày, trên báo đài, những tin tức về việc cho trẻ đi học mẫu giáo quá nhiều, bao gồm cả những vấn đề tiêu cực và tích cực về nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, chăm sóc, dinh dưỡng... Tất cả tôi đều cố gắng chú ý lắng nghe nên khi có con ở độ tuổi đi mẫu giáo, tôi cũng vô cùng thận trọng.

Cuối cùng, tôi chọn cho con gái một ngôi trường có mức học phí không quá rẻ với suy nghĩ rằng bỏ tiền ra để mua sự yên tâm khi cho con theo học tại đây. Tuy nhiên kể từ khi con đi học mẫu giáo về, ngày nào bé cũng kêu đói. Tôi đã nghĩ rằng con kén ăn ở trường, ăn không ngon hoặc một lớp có quá nhiều học sinh nên cô giáo không thể chăm sóc được hết.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tôi có trao đổi với cô giáo thì cô nói mọi chuyện vẫn bình thường và đứa trẻ luôn ăn uống hết suất, không có chuyện gì xảy ra.

Điều đó lại càng khiến tôi cảm thấy nghi ngờ hơn nên tôi quyết định xin nghỉ 1 buổi sáng và bất chợt đến thăm con vào giờ ăn trưa để xem là do thức ăn dở hay hành vi của con không tốt.

Quả thực các bậc phụ huynh nếu không biết sẽ không sao nhưng nhìn vào sẽ bị sốc. Bữa trưa hôm đó của các con là một tô cơm trắng và một tô bí xanh xào. Chỉ có vậy thôi!

Mẹ âm thầm đến trường mẫu giáo xem bữa trưa của con, amp;#34;tá hỏaamp;#34; khi chỉ có cơm trắng và rau - 2

Tôi nhớ rằng lúc xin nhập học vào trường, tôi được thông báo rằng bữa trưa của các con luôn có sự kết hợp giữa thịt và rau, rất bổ dưỡng và phù hợp với trẻ. Thế nhưng nhìn bữa trưa hôm đó không cần phải nói cũng biết sự kết hợp giữa thịt và rau không hề hợp lý chút nào, không phải là món xào, cũng không phải món hầm và không thấy bóng dáng của "miếng thịt" đâu cả. Bảo sao con tôi luôn kêu đói.

Mẹ âm thầm đến trường mẫu giáo xem bữa trưa của con, amp;#34;tá hỏaamp;#34; khi chỉ có cơm trắng và rau - 3

Tôi tiếp tục xin nghỉ một buổi sáng nữa để "đột nhập" bữa trưa của con ở trường mẫu giáo và luôn băn khoăn liệu tình huống tương tự như hôm trước có xảy ra không? Quả thực tôi đã vô cùng thất vọng khi nhìn thấy món rau xào của các con nhưng nhìn gần giống như luộc và cũng không hề có thịt.

Mẹ âm thầm đến trường mẫu giáo xem bữa trưa của con, amp;#34;tá hỏaamp;#34; khi chỉ có cơm trắng và rau - 4

Sau khi xem bữa trưa ngày thứ ba tôi đã thực sự quyết tâm phải chuyển trường cho con vì đã không có sự ngẫu nhiên nào ở đây cả. Bữa trưa ngày thứ ba của trẻ chị có giá đỗ xào chả, nhưng chả rất ít còn lại toàn giá đỗ. Tôi đã chụp ảnh 3 bữa trưa mà mình ghé qua và đưa cho hiệu trưởng. Tôi thực sự vô cùng bức xúc về bữa trưa được cho là "bổ dưỡng" mà nhà trường đã hứa với mình.

Câu chuyện chia sẻ của người mẹ nói trên thực tế không phải là hiếm gặp mà trước đó, không ít bà mẹ tại nước này khá choáng váng với bữa trưa ở trường mẫu giáo của con. Đa phần không đầy đủ dinh dưỡng giống như lời nhà trường hứa, khiến họ vô cùng thất vọng.

Suất ăn chỉ có phở và nước nhưng học sinh lại rất hứng thú.

Suất ăn chỉ có phở và nước nhưng học sinh lại rất hứng thú.

Cơm trứng cà chua.

Cơm trứng cà chua.

Suất ăn quá nghèo.

Suất ăn "quá nghèo".

Một suất ăn tương đối đầy đặn hơn.

Một suất ăn tương đối đầy đặn hơn.

Mẹ âm thầm đến trường mẫu giáo xem bữa trưa của con, amp;#34;tá hỏaamp;#34; khi chỉ có cơm trắng và rau - 9

Bữa ăn có phần thịnh soạn nhưng các bậc phụ huynh cho rằng quá nhiều đồ chiên rán.

Bữa ăn có phần thịnh soạn nhưng các bậc phụ huynh cho rằng quá nhiều đồ chiên rán.

Việc các bà mẹ đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng ở trường học của con là điều dễ hiểu bởi trẻ ở lứa tuổi này mặc dù còn nhỏ và chưa ăn được nhiều nhưng dinh dưỡng cân bằng là điều vô cùng quan trọng. Nó quyết định một phần nào cho sự phát triển toàn diện của bé.

Theo đó, khẩu phần ăn hợp lý dành cho các bé trong độ tuổi đi mẫu giáo được các chuyên gia khuyến nghị là:

Trẻ từ 2-3 tuổi:

Cơm nát, hoặc cháo, mỳ, súp, phở và uống sữa.

Số bữa ăn trong ngày: 4 bữa cơm nát (cháo, mỳ, súp), sữa 300-400 ml/ngày. Lượng thực phẩm trong ngày: gạo (150-200g) nếu ăn bún, mỳ, súp thì rút bớt lượng gạo; thịt hoặc cá, tôm (120-150g); dầu mỡ (30-40g); rau xanh (150-200g); quả chín (200g).

Trẻ từ 3-5 tuổi:

Ăn 4 bữa ngày, nhưng lượng ăn vào tăng lên, cho trẻ ăn những món trẻ yêu thích. Không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, quả chín trước bữa ăn. Lượng thực phẩm hàng ngày dùng cho trẻ: gạo (200-300g); thịt hoặc cá, tôm (150-200g); dầu mỡ (30-40g), rau xanh (200-250), quả chín (200-300g), sữa (300-400 ml).

Do đó, khi có con ở lứa tuổi đi mẫu giáo, các bậc cha mẹ cần xem xét đến các bữa ăn ở trường của con có đúng, đủ dinh dưỡng như lời hứa của nhà trường hay không. Từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ cần đảm bảo:

1. Khẩu phần ăn phải cung cấp đầy đủ năng lượng cho trẻ mỗi ngày để trẻ có thể tham gia tất cả mọi hoạt động từ sinh hoạt, học tập đến vui chơi. Cần cung cấp cân đối các nhóm chất cơ bản bao gồm protein, glucid, lipid, vitamin và chất khoáng, chất xơ. Khẩu phần ăn cần được thực hiện đa dạng mỗi ngày giúp kích thích khẩu vị của trẻ và giúp trẻ có thể ăn nhiều hơn và ngon miệng hơn.

2. Xây dựng khẩu phần ăn theo mùa và phù hợp với sở thích của trẻ: Nên ưu tiên sử dụng thực phẩm theo mùa nhằm đảm bảo đa dạng, chất dinh dưỡng và đặc biệt vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi vì, hệ tiêu hoá của trẻ ở độ tuổi này vẫn nhạy cảm với những tác hại xung quanh môi trường nên cần lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, không chứa hoá chất bảo vệ thực vật gây hại đến sức khỏe.

3. Những thực phẩm nên và không nên sử dụng cho trẻ: Trẻ mầm non thuộc độ tuổi đang ở trên đà phát triển nhanh cả về trí tuệ và thể chất, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều trong việc lựa chọn thực phẩm và theo dõi quá trình ăn uống của trẻ.

Một số loại thực phẩm nên sử dụng cho trẻ mầm non: Sữa và các thực phẩm được chế biến từ sữa; rau xanh, trái cây; các chất béo lành mạnh bao gồm chất béo không no bão hoà đơn và chất béo không no bão hoà đa như dầu thực vật, dầu oliu, bơ, phô mai... nhằm giúp cho trẻ phát triển trí não toàn diện hơn.

Một số loại thực phẩm không nên sử dụng cho trẻ mầm non: Đồ uống có gas và thực phẩm chứa nhiều đường. Các loại thực phẩm ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ... Các món ăn quá cứng như ngô, mía, hạt bánh kẹo cứng có thể ảnh hưởng đến hàm răng của trẻ.

Bữa trưa bán trú của học sinh các nước, có nơi còn ít hơn suất cơm 32 nghìn ở Việt Nam
Một số trường học ở Thái Lan cung cấp bữa trưa cho các em học sinh theo kiểu truyền thống.

Bé chuẩn bị đi học

Theo Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bé chuẩn bị đi học