Ở mỗi giai đoạn lịch sử, phụ nữ có cách thể hiện "chất đẹp" theo cách riêng. 20/10 chính là cột mốc để tri ân những gì phái đẹp làm cho một nền văn hóa nói riêng và đất nước nói chung.
Thời trang là hơi thở của thời đại khi nó chính là minh chứng sống cho một nền bản sắc văn hóa. Và dường như nhắc đến cái đẹp, dân gian đã dành một sự ưu ái đặc biệt cho phụ nữ khi mỗi ngày họ không chỉ mặc trang phục mà còn đang là người tạo nên định nghĩa về "văn hóa". Không còn gì ý nghĩa và tuyệt vời hơn khi 20/10 trở thành dịp tâm tình để chúng ta cùng nhìn lại và gửi lời tri ân đến hàng triệu người phụ nữ đã, đang và sẽ dùng vẻ đẹp cá nhân tô sắc cho giao diện của thời đại.
Cùng với dòng chảy của các sự kiện lịch sử, văn hóa ăn mặc của phái đẹp cũng "chạy marathon" đường dài để bắt kịp sự biến đổi. Nếu lội ngược dòng về quá khứ, ta bỗng giật mình nhận ra sự đa dạng và muôn màu muôn vẻ trong hình dáng đặc trưng của người phụ nữ qua từng thời kỳ. Dường như ở mỗi triều đại, người ta thường hay "chỉ mặt gọi tên" một thể loại trang phục để phù hợp với tư duy thẩm mỹ của đại chúng. Với sự biến chuyển không ngừng và "du nhập" nhiều nền văn hóa, áo dài được xem là quốc phục "định vị" phụ nữ Việt trên bản đồ nhan sắc thế giới.
Trước 1945 - thời trang gắn liền với sự trói buộc
Ở thời kỳ phong kiến, phụ nữ bị trói buộc trong những quy định hà khắc của "điều giáo lễ nghi" nên sự bứt phá về thời trang chưa thật sự nổi bật. Tuy nhiên, nhìn về hướng tích cực thì đây rõ ràng là giai đoạn đức tính đoan trang và hiền thục được hình thành rõ nét nhất.
Áo dài tứ thân là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ thời xưa.
Chiều dài của áo thường chạm gót chân, phần tay dài suông dài. Áo dài tứ thân là sự kết hợp cùng nhiều hơn 2 lớp áo với màu sắc đa dạng. Nét đặc trưng của áo chính là không có khuy cài mà sẽ dùng vải để làm dây buộc eo.
Để phù hợp với áo dài tứ thân, phụ nữ thường chọn kiểu tóc gọn gàng như búi cao đội mấn hay thả suông dài tự nhiên.
Phụ nữ khéo léo che giấu "thân hình ngọc ngà" qua nhiều lớp vải dày dặn, đầy màu sắc vui mắt. Nhờ thế mà hình ảnh người phụ nữ trong chiếc áo tứ thân luôn tạo ra một cảm giác cao quý và cổ điển lạ thường. Đây chính là nền móng sơ khai của thời trang phụ nữ khi đến tận bây giờ vẫn được bạn bè quốc tế nhắc đến nhiều.
Dù không thể phô trọn đường cong nhưng áo dài tứ thân mang đến vẻ đẹp rất riêng cho phụ nữ Việt, vừa uyển chuyển vừa cuốn hút.
Sau 1975 - thời trang khắc họa dòng chảy thời đại
Bỏ qua một giai đoạn lịch sử dài với nhiều cuộc biến động, tất nhiên trang phục dành cho phái đẹp cũng thay đổi theo. Trong giai đoạn mọi thứ dần cởi mở và tiệm cận với mắt nhìn thẩm mỹ Tây Âu, áo dài Tân thời trở thành nét đặc trưng văn hóa nói lên tiếng lòng của người con gái Việt.
Năm 1975, phụ nữ xưa chuộng những mẫu áo dài không chiết eo, khoe trọn vẻ thanh thuần, nữ tính.
Tăng Thanh Hà là người đẹp mê áo dài Tân thời nhất nhì trong Vbiz.
Dù sở hữu thân hình đáng mơ ước, Thanh Hằng vẫn cứ thích áo dài Tân thời, không khoe đường cong nhưng tôn lên vẻ cao quý của người phụ nữ.
Cô có cả một bộ sưu tập áo dài Tân thời khi mỗi lần xuất hiện lại mang đến màu sắc khác nhau.
Không còn lấp mình trong trùng trùng lớp vải vóc, phụ nữ giai đoạn 1975 trở đi đã mạnh dạn thể hiện đường cong qua bộ áo dài cắt xẻ 2 vạt phóng khoáng. Bước nhảy vọt phải kể đến sự ra đời của váy ngắn ngang đầu gối được khắc họa qua mốt thành thị của những quý cô Sài Gòn xưa.
Kế thừa trào lưu áo dài Tân thời, váy ngắn ngang gối trở thành mốt thịnh hành của quý cô Sài Gòn.
Với sự du nhập của văn hóa Tây Âu, phái đẹp ngày càng phóng khoáng và tiệm cận với vẻ đẹp hiện đại hơn.
Váy có thiết kế ngang đầu gối, họa tiết chủ yếu là kẻ sọc hay chấm bi. Nhìn chung, đây được xem là bước nhảy vọt lớn trong tư duy thẩm mỹ của đại chúng lúc bấy giờ.
Thế kỷ XXI đến nay - thời trang bức phá vượt qua giới hạn
Phụ nữ ngày nay không còn đơn thuần là những cá thể tận hưởng cái đẹp mà mỗi ngày họ lao động và tạo ra nhiều định nghĩa đẹp độc đáo và mới lạ hơn. Nếu ngày xưa, vẻ đẹp Việt Nam được "bị động" tìm thấy qua con mắt của bạn bè quốc tế thì hiện tại phụ nữ "chủ động" đem màu sắc ấy để cả thế giới ngắm nhìn.
Phái đẹp ngày nay là những người trực tiếp làm nên cái đẹp. Họ ở những vai trò khác nhau, tuy nhiên đều dùng thời trang để khẳng định bản thân.
Trang phục họ lựa chọn diện mỗi ngày cũng đa dạng hơn, phù hợp với màu sắc cá nhân.
Minh chứng rõ ràng nhất cho sự bức phá trong tư duy vận hành thời trang chính là những cú sải bước xuất thần của loạt fashionista đình đám như Châu Bùi, Quỳnh Anh Shyn hay Cô Em Trendy Khánh Linh,.... tại các Tuần lễ thời trang lớn trên thế giới. Song song đó, hàng triệu cô gái trên mảnh đất hình chữ S cũng đang tô vẽ sắc màu cá nhân vào bức tranh chung của cả một nền văn hóa.
Vẻ đẹp Việt được bạn bè quốc tế "để mắt" tới nhờ những lần xuất hiện của Châu Bùi tại Tuần Lễ Thời Trang.
Ngày nay, phụ nữ Việt tạo ra định nghĩa về làm đẹp, tư duy đẹp qua cách mix&match quần áo độc đáo, ngẫu hứng mang đầy tính độc bản.
Thế giới nhắc đến nhiều về fashionista Việt cũng như phụ nữ trên mảnh đất hình chữ S.
Đảo bước một vòng các trang mạng xã hội thịnh hành, chúng ta vài phần "ngả ngửa" cho tốc độ nâng cấp định nghĩa cái đẹp của giới trẻ. Ở họ, trang phục không còn là màu sắc duy nhất mà chính tinh thần tự do cùng trái tim nhiệt huyết đã khoác màu áo mới cho những outfit tưởng chừng bình thường.
Giới trẻ ngày nay ăn mặc phá cách, nổi loạn để nói lên bản thân.
Trang phục họ lựa chọn cũng không còn quy định độ dài ngắn, chỉ cần khoe đúng chỗ cần khoe là "quất".