Mẹ đảm 2 con khoe căn bếp siêu gọn gàng, chia sẻ bí quyết để nhà cửa luôn ngăn nắp, sạch như mới

Cẩm Tú - Ngày 20/12/2023 06:30 AM (GMT+7)

Chia sẻ về bí quyết giữ nhà cửa gọn gàng, chị Tường Vi cho biết chị luôn tuân theo nguyên tắc: Khi làm mọi điều thì cố gắng làm đúng ngay từ đầu.

Một ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng là điều mà ai cũng hướng đến. Bởi nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp sẽ giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn cũng như tiết kiệm thời gian tìm đồ. Nhưng trên thực tế, công việc bộn bề thường cuốn chúng ta đi, vì vậy để có một ngôi nhà gọn gàng, sạch mới là điều không hề giản đơn chút nào.

Mới đây, chị Tường Vi (hiện đang làm công việc kinh doanh, sống tại TP.HCM) đã chia sẻ về tổ ấm của mình cũng như bí quyết giữ gìn nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ trên một hội nhóm và nhận được nhiều sự chú ý của dư luận. Chia sẻ về ngôi nhà nhỏ của mình, mẹ đảm 2 con cho biết nhà chị có diện tích đất 41m2, gồm 3 tầng với 6 phòng chính.

Chị Tường Vi.

Chị Tường Vi.

Phòng khách của nhà Tường Vi có đặc điểm khá phổ biến với kiểu nhà phố, là bề ngang không rộng. Để phòng khách có không gian rộng rãi, thoáng mát, chị không để nhiều đồ đạc ở đây, chỉ có bộ sofa và bàn, cùng rất nhiều cây xanh và hoa, giúp không gian tươi tắn, tràn ngập ánh sáng.

Phòng khách của nhà Tường Vi có đặc điểm khá phổ biến với kiểu nhà phố, là bề ngang không rộng. Để phòng khách có không gian rộng rãi, thoáng mát, chị không để nhiều đồ đạc ở đây, chỉ có bộ sofa và bàn, cùng rất nhiều cây xanh và hoa, giúp không gian tươi tắn, tràn ngập ánh sáng.

Góc đọc sách.

Góc đọc sách.

Vì nhà có diện tích không rộng nên gia đình chọn phong cách hiện đại với tông màu sáng, nội thất đơn giản. Ngoài ra, để đảm bảo tính tiện nghi và sự thoải mái, mọi đồ đạc trong nhà đều được giữ gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi đúng chỗ.

Chia sẻ về bí quyết giữ nhà cửa gọn gàng, chị Tường Vi cho biết chị luôn tuân theo nguyên tắc: Khi làm mọi điều thì cố gắng làm đúng ngay từ đầu. Và dưới đây là 3 bước chị sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa.

Thứ nhất, phân chia khu vực chức năng trong nhà, trong bếp.

Theo chị Tường Vi, việc phân chia khu vực chức năng trong nhà, trong bếp sẽ giúp mọi thành viên trong gia đình đều hiểu rõ khu vực ấy là gì, sử dụng cho mục đích nào, tìm thấy gì ở khu vực này và bảo quản, vệ sinh nó ra sao.

Căn bếp nhà chị Tường Vi.

Căn bếp nhà chị Tường Vi. 

Thứ hai, sắp xếp vật dụng vào đúng khu vực chức năng đã phân chia, kiểm tra thường xuyên và duy trì trật tự ở khu vực ấy.

Tại mỗi khu vực, chị Tường Vi sẽ sắp xếp vật dụng, đồ dùng theo kiểu cây thư mục. Chị thường phân loại chúng. Những vật dụng, đồ dùng giống nhau sẽ xếp vào một nhóm, đặt gần nhau.

Dùng hộp để lưu trữ đồ đạc, giúp phân biệt từng nhóm. Có nhãn tên cho từng vật dụng, đồ dùng, đồng thời gắn nhãn tên cho nhóm đồ dùng, vật dụng chung.

Nhờ đó sẽ không có tình trạng đồ dùng bày bừa khắp nơi hay ngơ ngác tìm kiếm mãi không thấy cái cần tìm, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Đồng thời giúp chị kiểm soát được số lượng, chất lượng của từng nhóm đồ.

Cụ thể, bếp chị Tường Vi làm kín hệ tủ trên và dưới để có thể chứa đủ các vật dụng, đồ dùng, thực phẩm thuộc về bếp núc.

Cụ thể, bếp chị Tường Vi làm kín hệ tủ trên và dưới để có thể chứa đủ các vật dụng, đồ dùng, thực phẩm thuộc về bếp núc.

Nhưng với những đồ dụng hay thực phẩm sử dụng thường xuyên, chị sẽ đặt hẳn lên bàn bếp.

Nhưng với những đồ dụng hay thực phẩm sử dụng thường xuyên, chị sẽ đặt hẳn lên bàn bếp.

Hộc tủ đựng dĩa các loại cũng được xếp theo nhóm, như dĩa ăn súp, dĩa cho món ăn hàng ngày, dĩa theo màu.

Hộc tủ đựng dĩa các loại cũng được xếp theo nhóm, như dĩa ăn súp, dĩa cho món ăn hàng ngày, dĩa theo màu.

Những cái chén, cái tô cũng được xếp từng vị trí phù hợp mục đích sử dụng, như chén ăn kiểu Nhật, chén cơm kiểu Việt Nam, tô nhỏ, tô ăn phở, chén đựng nước chấm.

Những cái chén, cái tô cũng được xếp từng vị trí phù hợp mục đích sử dụng, như chén ăn kiểu Nhật, chén cơm kiểu Việt Nam, tô nhỏ, tô ăn phở, chén đựng nước chấm.

Về phần kho, những thực phẩm, đồ dùng giống nhau sẽ xếp vào một nhóm, đặt gần nhau.

Về phần kho, những thực phẩm, đồ dùng giống nhau sẽ xếp vào một nhóm, đặt gần nhau.

Nhà chị Tường Vi có 2 tủ lạnh. Một cái chị sắp xếp chủ yếu bơ, sữa, trái cây, bánh kẹo, nước trái cây ở bên phần ngăn mát và phân khu từng ngăn ở phần ngăn đông cho mỗi loại thực phẩm (thịt heo, thịt bò, tôm, cá, hải sản khác).

Nhà chị Tường Vi có 2 tủ lạnh. Một cái chị sắp xếp chủ yếu bơ, sữa, trái cây, bánh kẹo, nước trái cây ở bên phần ngăn mát và phân khu từng ngăn ở phần ngăn đông cho mỗi loại thực phẩm (thịt heo, thịt bò, tôm, cá, hải sản khác).

Tủ lạnh thứ 2 dành riêng để bảo quản những đồ ăn đã chế biến rồi, nước sốt các loại, rau, củ nấu ăn, trứng các loại... ở ngăn mát. Và bánh, kem... ở ngăn đông.

Tủ lạnh thứ 2 dành riêng để bảo quản những đồ ăn đã chế biến rồi, nước sốt các loại, rau, củ nấu ăn, trứng các loại... ở ngăn mát. Và bánh, kem... ở ngăn đông.

Những thực phẩm giống nhau sẽ xếp vào một nhóm, đặt gần nhau. Dùng hộp để lưu trữ chúng, có nhãn tên cho từng thực phẩm. “Tủ lạnh nào đựng thực phẩm gì, tôi đã quy định ngay từ đầu, để việc bảo quản, tìm kiếm... dễ dàng”, mẹ đảm Sài Gòn cho hay.

Thứ ba, lên lịch vệ sinh phù hợp cho từng khu vực.

Sự gọn gàng, sạch như mới của vật dụng, đồ dùng chắc chắn bắt nguồn từ sự duy trì việc vệ sinh chúng. Tôi không để dồn việc, mà luôn duy trì lịch vệ sinh phù hợp, định kỳ. Việc hôm nay không để ngày mai làm. Khi làm tốt những điều nho nhỏ, tự dưng cái lớn sẽ chỉn chu”, mẹ đảm 2 con chia sẻ.

Chị Tường Vi cho biết, tùy theo từng khu vực chức năng mà chị có lịch vệ sinh phù hợp. Ví dụ như với căn bếp, chị có thói quen rửa sạch đồ dùng nhà bếp và lau sạch bếp ngay khi nấu ăn xong. Nên mặt bếp, tường bếp, tủ bếp không bị bám dầu, chất bẩn, mà luôn ở trạng thái sạch. Không để dồn dầu, mỡ, chất bẩn bám vào, thì việc vệ sinh bếp rất dễ dàng. Bếp sạch sẽ, không có mùi.

Nhà vệ sinh, khu giặt sấy luôn có hoa và cây. Đặc biệt WC luôn gọn và sạch mọi lúc.

Nhà vệ sinh, khu giặt sấy luôn có hoa và cây. Đặc biệt WC luôn gọn và sạch mọi lúc.

Với phòng khách thì luôn được quét, lau hàng ngày. Nhà vệ sinh cũng vậy, mỗi khi sử dụng là xịt kháng khuẩn, bồn rửa và sàn luôn được lau sạch, khô ráo. Phòng ngủ, phòng học, làm việc luôn được quét, hút bụi mỗi ngày và lau sạch mỗi tuần.

Do việc này được lặp lại theo lịch, không bỏ qua, không dồn lịch nên nhà luôn ở trạng thái gọn, sạch. Việc vệ sinh cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Góc làm việc và góc đọc sách bên cạnh cửa sổ. Góc nhỏ này được trang trí những vật dụng nho nhỏ, xinh xinh. Quan trọng nhất, là được vệ sinh hàng tuần nên không gian thật sự sạch và gọn.

Góc làm việc và góc đọc sách bên cạnh cửa sổ. Góc nhỏ này được trang trí những vật dụng nho nhỏ, xinh xinh. Quan trọng nhất, là được vệ sinh hàng tuần nên không gian thật sự sạch và gọn. 

Góc ban công lộng gió. Chị không ngại màn cửa màu trắng mau dơ, vì luôn định kỳ hút bụi và giặt.

Góc ban công lộng gió. Chị không ngại màn cửa màu trắng mau dơ, vì luôn định kỳ hút bụi và giặt. 

Đặc biệt, các thành viên trong gia đình chị sẽ cùng nhau làm một số việc, như quét nhà hàng ngày, vệ sinh sau khi sử dụng phòng WC, hay rửa bát, lau bàn sau khi ăn... Tuy nhiên, với một số công việc như vệ sinh bếp, vệ sinh các phòng, giặt sấy… chị làm tốt nhất trong các thành viên nên chị Tường Vi đảm nhận chính.

Công việc khác như trồng cây, vệ sinh khu vực trồng cây, quét dọn trần nhà, cửa chính, cửa sổ… thì chồng chị làm.

“Nhà chính là tổ ấm của mọi thành viên. Nơi trở về và được yêu thương, sẻ chia cùng nhau. Nên mọi thành viên trong nhà tôi đều vun đắp cho tổ ấm này. Vui vẻ, yêu thương và hạnh phúc khi được làm cùng nhau”, chị Tường Vi chia sẻ.

Lệ Quyên hé lộ khu vườn chill trong biệt thự 600m2 nơi cô sống cùng tình trẻ kém 12 tuổi
Nhìn lại hình ảnh khu vườn của mình, Lệ Quyên cũng phải thốt lên: "Chill quá".

Nhà đẹp của Sao

Theo Cẩm Tú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Có một nơi để về