Bạn có thể cất những gói gia vị không dùng vào một chiếc lọ nhỏ, đóng kín. Đồ ăn còn thừa nên có nơi cất trữ riêng.
Đồ dùng xào nấu
Bát đĩa bị vỡ, sứt mẻ cần sửa lại hoặc vứt bỏ để không làm ảnh hưởng hình ảnh chung của căn bếp. Ngoài ra những vết nứt, xước trên bát đĩa cũng là nơi tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn.
Ngoài ra đồ dùng bằng nhựa bị trầy xước, biến dạng, bát đĩa bị cháy xém, đũa thìa gỗ quá cũ,... cũng cần được thay mới.
Cửa sổ phòng bếp
Cửa sổ sẽ giúp nhà bếp của bạn trông đẹp mắt hơn. Nếu bếp của bạn có một cửa sổ thì thật tuyệt vời. Bạn có thể đặt lên đó những thứ nhỏ nhặt như: Bút, sách và bộ sạc điện thoại. Nếu có hoa trên bệ cửa sổ của bạn, hãy đảm bảo đó là loại không cần tưới nhiều nước. Nếu không môi trường ẩm ướt có thể thu hút ruồi.
Cách cất các vật dụng
Khi nhà bếp có không gian khiêm tốn mà bạn lại vứt bừa mọi thứ thì sẽ trông chật chội, luộm thuộm. Bạn nên cất đồ đạc trong tủ kín hay ngăn kéo. Những món đồ nhỏ nên cho vào lọ, hộp gọn gàng. Các lọ đựng gia vị, thực phẩm,... nên có chung kiểu dáng và màu sắc phù hợp với căn bếp nhà bạn.
Bọt biển rửa bát
Người bừa bộn sẽ vứt miếng bọt biển ngay trên bồn rửa bát. Còn những người sạch sẽ, cẩn thận sẽ vắt khô miếng bọt biển rồi để trên một chiếc khay.
Theo nghiên cứu, 86% bọt biển và giẻ lau có chứa men và nấm mốc. Các chuyên gia khuyên bạn nên thay miếng bọt biển một tuần/lần.
Cửa tủ
Nhìn vào cánh cửa tủ bếp cũng đủ biết gia chủ có phải người sạch sẽ hay không.
Nếu căn bếp không có máy hút mùi, hoặc máy có chất lượng kém thì khi bạn nấu nướng hoặc chiên xào món gì đó trên bếp thì cánh tủ sẽ nhanh chóng bị bám đầy dầu mỡ, chi tiết này dễ dàng bị người khác nhận thấy. Lời khuyên của chuyên gia là bạn thường xuyên lau tủ sau mỗi lần nấu nướng.
Tạp dề, miếng lót nồi
Nếu chiếc tạp dề dính đầy vết dầu mỡ không thể tẩy rửa thì đã đến lúc bạn nói lời tạm biệt với chúng. Bạn hãy tự may cho mình một chiếc tạp dề mới, giá đựng nồi mới hoặc mua chúng. Những vật nhỏ xinh này được thay mới định kỳ sẽ giúp bếp của bạn nhìn bắt mắt hơn.
Bàn bếp
Thông thường, những vật dụng như lọ hoa, lọ gia vị, gói gia vị còn thừa sau khi gọi đồ ăn ngoài, khăn giấy, túi trà và nhiều vật dụng khác thường được để ngay trên bàn bếp. Những thứ này khiến căn bếp trông bừa bộn, nhưng chúng ta lại quen dần với việc trông thấy chúng mỗi ngày.
Bạn có thể cất những gói gia vị không dùng vào một chiếc lọ nhỏ, đóng kín. Đồ ăn còn thừa nên có nơi cất trữ riêng. Bát đĩa thừa không sử dụng phải cất đúng nơi. Các lọ gia vị cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
Chậu rửa bát
Nhìn vào chậu rửa bát bạn cũng có thể biết gia chủ là kiểu người như thế nào. Để tránh cho chậu rửa bát chất hàng đống bát đĩa bẩn không rửa, bạn hãy đếm đúng số lượng bát đĩa, đồ dùng gia đình cần và cất số còn thừa đi.