Có những món đồ gia dụng chúng ta sử dụng hàng ngày.
Trong suy nghĩ của nhiều người, bồn cầu có lẽ là nơi tập trung nhiều vi khuẩn và bẩn nhất nhà. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh điều ngược lại. Theo một nghiên cứu, rất nhiều đồ gia dụng chúng ta chạm tay vào hàng ngày còn bẩn hơn cả bồn cầu gấp nhiều lần.
Bồn rửa trong nhà bếp tiềm ẩn nhiều vi khuẩn nhất
Bồn rửa trong nhà bếp là nơi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống trước khi nấu nướng hay thức ăn thừa sau khi nấu ăn. Theo nhà vi trùng học Charles Gerba, bồn rửa còn chứa nhiều vi khuẩn hơn bồn cầu.
Không chỉ xung quanh bồn rửa, mà miếng cọ bát nồi cũng chứa vô số vi khuẩn. Được biết, có đến 10 triệu vi khuẩn tồn tại trên mỗi inch vuông (1 inch="2", 54cm) miếng mút, và khoảng một triệu con nếu miếng giẻ bằng vải. Thậm chí, miếng giẻ rửa bát còn bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu.
Do đó, việc vệ sinh bồn rửa trong bếp sau khi sử dụng và thường xuyên thay mới giẻ rửa bát là vô cùng cần thiết, để đảm bảo vệ sinh cho cả nhà.
Vòi hoa sen
Vòi hoa sen giúp chúng ta tắm rửa và vệ sinh cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, vòi hoa sen không thể tự làm sạch cho chính bản thân nó. Trong vòi có lắng đọng cặn bã và trầm tích, theo thời gian thì lượng nước xả ra từ vòi cũng bị vi khuẩn làm bẩn, nên ít nhiều gì cũng làm hại cho làn da. Thế nên thỉnh thoảng hãy tháo vòi hoa sen ra để vệ sinh cẩn thẩn.
Tay nắm cửa bẩn gấp 44 lần bồn cầu
Tay nắm cửa được cho là bẩn gấp 44 lần so với bồn cầu. Đây là nơi tay tiếp xúc hàng ngày, và chẳng mấy ai quan tâm đến việc vệ sinh tay nắm cửa. Hãy tưởng tượng, bạn mở cửa vào nhà và sau đó dùng bữa tối? Lúc đó, có vô số vi khuẩn theo tay vào cơ thể. Hãy vệ sinh tay nắm cửa thường xuyên. Đồng thời, đừng quên rửa tay mỗi khi vào nhà!
Hướng dẫn vệ sinh khử trùng nhà cửa
Nhà cửa luôn được dọn dẹp hàng ngày nhưng hiếm khi nào thực sự được sát trùng. Trong khi đó, có rất nhiều bề mặt không thể làm sạch với nước lau dọn thông thường. Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, có một số trường hợp nên kết hợp sát trùng sau khi dọn dẹp vệ sinh, để đảm bảo an toàn sức khoẻ.
Khi nào cần sát trùng nhà cửa?
Một số bề mặt và đồ vật trong nhà có thể cần được khử trùng sau khi làm sạch bao gồm:
- Độ chơi, đồ vật và bề mặt vui chơi của trẻ nhỏ
- Bên trong tủ lạnh, đặc biệt là sau khi phát hiện đồ ăn có vấn đề
- Các bề mặt sau khi tiếp xúc với thảm hoạ thiên nhiên (chẳng hạn như lũ lụt và dịch bệnh)
- Các sản phẩm có hướng dẫn khử trùng trên nhãn dán
Cách vệ sinh an toàn
Đối với đồ dùng mềm hoặc đồ dùng cho trẻ sơ sinh:
- Khử trùng bằng cách đun sôi, hấp hoặc sử dụng dung dịch tẩy yếu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy rửa chén có chu trình khử trùng cho một số vật dụng.
- Sau khi khử trùng, đặt các vật dụng lên khăn lau bát đĩa hoặc khăn giấy sạch, chưa sử dụng và để khô hoàn toàn trước khi bảo quản hoặc sử dụng.
Không dùng khăn lau bát đĩa để chà hoặc vỗ cho khô đồ vì làm như vậy có thể truyền vi trùng vào đồ.
Đối với các bề mặt cứng, chẳng hạn như quầy bếp và khu vực chuẩn bị thức ăn:
- Làm sạch mặt bàn bằng nước xà phòng nóng.
- Sau đó khử trùng bằng dung dịch tẩy tự chế hoặc sản phẩm khử trùng được chứng nhận an toàn.
Tuy vào nhu cầu và tần suất sử dụng mà bạn nên đặt lịch khử trùng đồ gia dụng định kỳ. Bên cạnh đó, việc lau dọn nhà cừa hàng ngày, làm sạch sau khi sử dụng