Bình nóng lạnh điện đều là loại trữ nước. Điều này có nghĩa là nước sẽ vào bình chứa trước rồi mới đun nóng nước trong bình.
Hiện nay có 2 loại bình nóng lạnh phổ biến là bình nóng lạnh sử dụng điện và bình nóng lạnh sử dụng gas. Từ cách gọi đã biết cách hoạt động để làm nóng nước của 2 loại bình nóng lạnh này. Và ngày nay, khá nhiều người không lựa chọn bình nóng lạnh điện nữa vì 6 lý do sau:
Bình nóng lạnh điện.
1. Tốc độ làm nóng chậm
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả, việc chờ đợi trở thành một thử thách không nhỏ. Đặc biệt, khi sử dụng bình nước nóng điện, người dùng phải bật nguồn trước khoảng 20 phút để nước đạt nhiệt độ mong muốn.
Nếu quên làm nóng nước, bạn sẽ phải chờ đợi thêm để có nước nóng sử dụng. Trong khi đó, bình nước nóng dùng gas có thể đạt được khả năng làm nóng tức thì, không cần đun sôi nước trước và không mất thời gian chờ đợi.
2. Lượng nước nóng có hạn
Bình nóng lạnh điện đều là loại trữ nước. Điều này có nghĩa là nước sẽ vào bình chứa trước rồi mới đun nóng nước trong bình. Vì vậy, khi nước trong bình cạn, bạn sẽ không còn nước nóng nữa.
Một bình nước nóng 60 lít thường chỉ đủ cho khoảng 30 phút tắm, điều này có thể gây khó khăn cho các gia đình đông người, khi mọi người phải thay phiên nhau tắm và nhiệt độ nước có thể giảm nhanh chóng. Khi đó, nếu người khác muốn tắm thì sẽ phải tiếp tục chờ đợi.
Bình nóng lạnh gas.
3. Kiểm soát nhiệt độ kém
Một trong những khó khăn chính của bình nóng lạnh điện là việc kiểm soát nhiệt độ nước. Nhiệt độ nước của bình nóng lạnh điện thường lên tới 60°C hoặc cao hơn, điều này tiềm ẩn nguy cơ bỏng nếu sử dụng trực tiếp.
Để có được nhiệt độ nước phù hợp, người dùng thường phải liên tục điều chỉnh giữa nước nóng và nước lạnh, việc này có thể làm gián đoạn nhịp tắm và ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như hiệu quả thư giãn. Đặc biệt, đối với những người có làn da nhạy cảm, sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ nước có thể gây khó chịu hoặc dẫn đến các vấn đề về da.
Hơn nữa, bình nóng lạnh điện thường không duy trì được nhiệt độ nước ổn định trong suốt quá trình tắm. Khi nước nóng chảy ra, nhiệt độ trong bình nước sẽ giảm dần, dẫn đến tình trạng nước luân phiên nóng lạnh.
Ngược lại, bình nóng lạnh gas có khả năng kiểm soát chính xác nhiệt độ nước đầu ra, cung cấp nước nóng liên tục ở mức ổn định, mang lại trải nghiệm tắm dễ chịu hơn.
4. Kích thước to
Phòng tắm ngày càng trở nên chật chội, điều này có thể là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người ngần ngại khi quyết định mua bình nóng lạnh điện. Bình nóng lạnh thường được lắp đặt trong phòng tắm để giảm thiểu khoảng cách vận chuyển nước nóng, từ đó giữ nhiệt độ nước ổn định và rút ngắn thời gian chờ đợi trước khi tắm.
Tuy nhiên, bình nóng lạnh điện có thiết kế lớn do có bình chứa nước bên trong. Điều này khiến cho kích thước của thiết bị trở nên cồng kềnh, đặc biệt là trong những gia đình đông người với nhu cầu sử dụng nước nóng cao.
Ngược lại, bình nước nóng lạnh gas có kích thước nhỏ gọn, chỉ chiếm khoảng 1/4 diện tích so với máy nước nóng điện. Thiết bị này có thể được lắp đặt trong bếp hoặc thậm chí giấu trong tủ, giúp tiết kiệm không gian và tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà.
5. Kém vệ sinh
Bình nóng lạnh điện thường có thiết kế trữ nước, cho phép nước được lưu trữ trong bình trong thời gian dài. Điều này tạo điều kiện cho cặn bẩn hình thành. Nếu bình nóng lạnh điện không được sử dụng trong thời gian dài, cặn bẩn sẽ tích tụ nhiều hơn, gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động.
Nhiệt độ làm nóng của bình nóng lạnh điện thường cao và tốc độ hình thành cặn bẩn có mối liên hệ chặt chẽ với nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ vượt quá 55°C, tốc độ tạo cặn sẽ tăng nhanh chóng. Trong khi đó, bình nóng lạnh gas thường không vượt quá 45°C, giúp hạn chế sự hình thành cặn bẩn.
Ngoài ra, thanh gia nhiệt của bình nóng lạnh điện nằm trong bình nước, nếu cặn bẩn tích tụ quá nhiều sẽ quấn quanh thanh gia nhiệt, làm giảm hiệu suất làm nóng. Bên cạnh đó, lớp chống điện dưới đáy bình nóng lạnh điện và các đường ống bên trong sẽ bị ăn mòn, cong queo theo thời gian và dễ bị tắc nghẽn do cặn bẩn.
Hơn nữa, bể chứa bên trong bình nóng lạnh điện được làm bằng kim loại, cặn bẩn có thể ăn mòn và dẫn đến rò rỉ nước.
6. Không cung cấp nước nóng 24/24
Với bình nóng lạnh điện, nếu muốn có nước nóng 24/24 thì đồng nghĩa với việc phải cắm điện cho thiết bị suốt 24 giờ một ngày. Điều này vừa gây tốn điện năng, vừa có thể làm giảm tuổi thọ của thiết bị, đồng thời tăng nguy cơ bị rò rỉ điện.
Về phía bình nóng lạnh gas, nó nóng lên ngay lập tức khi bật. Vì vậy, bạn có thể lấy nước nóng 24/24 mà không cần phải lo lắng các vấn đề khác như bình nóng lạnh điện.