"Giải mã" loài cây khiến hàng chục học sinh ngộ độc

Ngày 24/04/2017 09:21 AM (GMT+7)

Tương tự như các loại cây cảnh trúc đào, huỳnh anh… cây ngô đồng cũng chứa độc tố gây hại cho sức khỏe.

Đại diện Cục ATTP, Bộ Y tế cho biết, một số các loài cây, hoa có chứa các hợp chất có khả năng gây ngộ độc nếu lỡ ăn như: lá ngón, cà độc dược, trúc đào, thông thiên, dai vàng, thầu dầu, ngô đồng. Trước tình hình nhiều trẻ bị ngộ độc cây ngô đồng vừa xảy ra thời gian qua, Cục ATTP đề nghị Bộ GD&ĐT tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm; không sử dụng bất kỳ bộ phận của cây, hoa có chứa các hợp chất gây độc hoặc nghi ngờ có độc để ăn uống.

Đối với các cơ sở y tế, nếu muốn trồng các loại cây nói trên với mục đích học tập, nghiên cứu thì cần có biển cảnh báo và các biện pháp kiểm soát an toàn phù hợp.

amp;#34;Giải mãamp;#34; loài cây khiến hàng chục học sinh ngộ độc - 1

Tương tự như các loại cây cảnh trúc đào, huỳnh anh… cây ngô đồng cũng chứa độc tố gây hại cho sức khỏe 

Trao đổi với PV Báo Giao thông, Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, cây ngô đồng hay dân giã còn gọi cây chẩu, thường được lấy dầu đề làm sơn. Vì cây có hoa lá đẹp, xanh tốt quanh năm và hoa rất bền nên được trồng làm cảnh nhiều nơi ở Việt Nam.  Tuy nhiên trong quả và hạt của cây ngô đồng có chứa chất độc solanin, đây là loại chất độc cũng thường xuất hiện trong khoai lang, khoai tây nảy mẩm…. Loại độc này gây ngộ độc, nếu nhẹ thì cảm nhận bị bỏng rát ở họng, đau bụng, ói, tiêu chảy, nếu nặng có thể gây xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tim mạch, ức chế hệ thần kinh trung ương. 

Cũng theo ông Trung, giống như nhiều loại cây như trúc đào, huỳnh anh, cà độc dược… ở nhiều địa phương cây ngô đồng vẫn được trồng như cây cảnh, làm đẹp khuôn viên, điều này rất nguy hiểm.

Ông Trung cũng khuyến cáo, trong tình huống nghi ngờ hoặc biết chắc chắn trẻ ăn phải những cây độc kể trên cần lập tức dùng mọi biện pháp làm trẻ nôn ra, càng nôn được nhiều càng tốt. Sau sơ cứu tạm thời, hãy đưa trẻ bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất. Hầu hết các độc chất trong hoa đều không có thuốc giải, thuốc đặc trị nên chỉ điều trị theo triệu chứng như rửa dạ dày, uống than hoạt tính, truyền dịch để bù lượng nước bị mất do nôn, tiêu chảy, rối loạn điện giải…

Theo Tú Uyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngộ độc thực phẩm