Trong giai đoạn này mẹ bầu cần đảm bảo thai nhi luôn đủ dưỡng chất dù mẹ có kém ăn, sút cân.
Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu phải chịu đựng những khó chịu do thai nghén gây ra. Những cơn cào cấu ruột gan mỗi khi ngửi thấy mùi dù lạ hay quen cũng sẽ khiến cho mẹ bầu phải lao vội vào nhà vệ sinh để cho mọi thứ ra khỏi bụng. Nhiều mẹ bầu hoảng hốt khi nhìn thấy cân nặng giảm sút, mặt mày xanh xao. Nhưng thực tế, cân nặng không phải là vấn đề đáng lo ngại, mà quan trọng hơn hết các mẹ cần luôn đảm bảo thai nhi vẫn luôn đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng giai đoạn quan trọng này.
Mẹ bầu cần đảm bảo thai nhi luôn đủ dưỡng chất trong 3 tháng đầu (ảnh minh họa)
Giai đoạn thai nhi hình thành cơ thể và cấu trúc não bộ
Với thai nhi, 3 tháng đầu vô cùng quan trọng. Là giai đoạn hình thành cơ thể nhưng vô cùng nhỏ bé và yếu ớt. Trải qua 3 tháng này, thai nhi đã hình thành các chi, kết nối xương sống, các bộ phận chi tiết trên mặt và đặc biệt là sự hình thành cấu trúc não bộ.
Từ tuần thai thứ 3 và 4, cảm ứng ống thần kinh phát triển dẫn đến sự hình thành của não bộ và tủy sống bắt đầu diễn ra. Sang tháng thứ 2 và 3, hai tế bào thần kinh chính của não bộ là nơ ron thần kinh và tế bào mô đệm thần kinh glia sẽ được hình thành. Sau đó, các tế bào này sẽ được phân nhánh và tạo nên sự kết nối với nhau làm nên các rãnh đầu tiên trên vùng não. Chính vì thế, những bước sóng âm, các xung truyền cảm xúc từ người mẹ hoặc từ môi trường bên ngoài thai nhi đều cảm nhận được.
Với thai nhi, 3 tháng đầu là giai đoạn vô cùng quan trọng (ảnh minh họa)
Dinh dưỡng quan trọng cho tam cá nguyệt đầu tiên
Quá trình hình thành cơ thể và cấu trúc não bộ ban đầu trong ba tháng đầu thai kỳ, thai nhi luôn cần một nguồn dưỡng chất đầy đủ từ cơ thể mẹ truyền qua dây rốn. Trong 3 tháng đầu, thai phụ thường tăng 0,9 tới 2,3 kg. Ngược lại với nhiều mẹ còn sút tới 3 kg. Nhưng tất cả đều không đáng lo ngại. Miễn sao dù mẹ kém ăn, sút cân cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là protein chất lượng cao dễ hấp thu như: trứng, sữa bầu, các loại thịt gia cầm, cá và đậu.
Cụ thể, riêng nhóm chất đạm (protein) thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày, tương ứng với 50-100gr thịt, cá hoặc 1 – 2 ly sữa mỗi ngày. Chất sắt là 15gr mỗi ngày và acid folic (vitamin B9) giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, tật nứt đốt sống ở trẻ, có trong các loại rau có màu xanh thẫm. Ngoài ra cần bổ sung vitamin B12 và vitamin C giúp phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc.
Mẹ bầu cần chú ý tăng lượng chất đạm, nhất là protein chất lượng cao dễ hấp thu như trứng (ảnh minh họa)
Biện pháp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho các mẹ nghén
Với các thai phụ có xu hướng nghén nhiều thì việc bổ sung dưỡng chất qua thực phẩm, ăn uống hàng ngày trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, để tránh tình trạng nôn ói, thai phụ có thể tổ chức bữa ăn một ngày thành 6 bữa: 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Mỗi bữa ăn ít nhưng đủ thành phần dinh dưỡng đa dạng trong thức ăn như nói ở trên và không ăn quá nhiều đến nỗi phát sợ phải nôn ói hết ra, và cũng không để cho tình trạng đói xảy ra càng làm tăng trạng thái nghén, khó chịu.
Đặc biệt nên tìm ra nguyên nhân gây ra cảm giác nghén để loại bỏ nguyên nhân đó ví dụ như tránh những thứ có mùi, tránh dầu mỡ, không ăn được cơm thì thay bằng dạng tinh bột khác trong ngô, khoai, sắn, hay thay thịt bằng các loại ngũ cốc hoặc tối ưu nhất là sữa bầu.
Với các loại sữa bầu gây nghén, thai phụ có thể tìm các loại sữa có mùi vị dễ chịu như vị socola, vani trong sữa Enfa. Và duy trì uống 1-2 ly mỗi ngày đảm bảo cơ thể luôn đáp ứng đầy đủ dưỡng chất tốt nhất cho thai nhi trong quá trình phát triển quan trọng này.