Không chỉ cô, cả mẹ chồng của cô cũng đấm thùm thụp vào ngực mình vì hối hận.
Vận động nhẹ nhàng khi mang thai có rất nhiều lợi ích, không những giúp các mẹ bầu giữ dáng, bớt đau nhức cơ thể mà còn có thể góp phần nhỏ giúp chuyện sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong một số tình huống đặc biệt, các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu nằm yên một chỗ nghỉ ngơi tránh việc vận động nhiều gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi.
Noãn Noãn (26 tuổi, sống ở Đài Bắc, Trung Quốc) mang thai sau hơn 1 năm kết hôn. Trong suốt quá trình mang bầu, cô được mẹ chồng tận tình chăm sóc chu đáo, bồi bổ nhiều thức ăn ngon. Song, càng về cuối thai kỳ, bà lại càng thường khuyên Noãn Noãn nên vận động đi lại nhiều để sau này dễ đẻ. Vậy là cứ sau mỗi bữa ăn, cô sẽ phải đi dạo ở công viên dưới nhà hay leo cầu thang trong chung cư.
Khi Noãn Noãn đau bụng chuyển dạ liền được chồng và gia đình đưa vào bệnh viện sinh con. Tại đây, bác sĩ thông báo em bé bị dây rốn quấn cổ 2 vòng, nên sinh mổ an toàn hơn sinh thường. Song, mẹ chồng của sản phụ lại nổi đóa lên bảo: “Ai bảo dây rốn quấn cổ thì không sinh thường được? Các người chỉ vẽ chuyện kiếm tiền”. Nói xong, bà liền kéo Noãn Noãn ra phía cầu thang bộ của bệnh viện và bảo chồng cô đi làm thủ tục nhập viện sinh thường.
Dù bác sĩ khuyên nên nằm nghỉ ngơi nhưng mẹ chồng Noãn Noãn 4 giờ sáng vẫn bắt con dâu leo cầu thang để cho dễ đẻ (Ảnh minh họa).
Một lúc sau, y tá đến tìm Noãn Noãn để đo tim thai, mẹ chồng cô lại một lần nữa gạt đi bảo rằng đo tim thai để làm gì? Đốt tiền à? Sau đó lại thúc giục con dâu leo cầu thang bộ cho dễ đẻ. 4 giờ sáng ngày hôm sau, y tá đến kiểm tra tim thai vẫn thấy sản phụ miệt mài leo cầu thang. Y tá có khuyên bảo nhưng mẹ chồng Noãn Noãn luôn to tiếng nạt lại. Cô lại mang thai con đầu không có kinh nghiệm gì nên chỉ biết đứng nhìn mẹ và y tá tranh cãi với nhau.
Đến sáng hôm sau, bác sĩ vào khám lại cho Noãn Noãn thì phát hiện không có tim thai, thai nhi cũng không có bất kỳ động tĩnh gì đáp lại khi bị tác động. Ngay lập tức, mẹ bầu này được đẩy vào phòng mổ khẩn cấp. Kết quả là một bé trai chào đời nhưng tim không còn đập nữa. Trên cổ của em bé còn hằn rõ 2 vòng dây rốn quấn. Nhìn con, Noãn Noãn đã gào khóc thẳm thiết, còn mẹ chồng cô chỉ biết đấm ngực trách bản thân.
Noãn Noãn khóc ngất khi nhìn con trai bé bỏng đã bị chết lưu chỉ vì mẹ đã không nghe lời khuyên của bác sĩ (Ảnh minh họa)
Bác sĩ giải thích dây rốn quấn cổ cũng không có gì quá nguy hiểm, nhưng vì Noãn Noãn leo cầu thang liên tục khiến thai nhi cũng phải di chuyển liên tục vì bị dây rốn xiết chặt cổ hơn gây ngạt thở. Trong khi đó, những chuyển động bất thường này của con lại bị Noãn Noãn bỏ qua, đến lúc bác sĩ phát hiện ra thì đã quá muộn.
Cũng nhân đây, bác sĩ giải thích dây rốn quấn cổ làm một tình huống thường gặp ở các mẹ bầu, thậm chí cứ 4 sản phụ sinh thường sẽ có 1 em bé bị dây rốn quấn cổ. Mặc dù đây không phải là một trường hợp nguy hiểm nhưng nếu dây rốn quấn nhiều vòng hoặc dây rốn đã ngắn lại còn bị quấn cổ hay quấn chặt thì sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu, quá trình vận chuyển oxy đến thai nhi. Điều này làm nhịp tim của em bé sẽ bị chậm lại. Trong trường hợp nặng bé có thể thiếu oxy và tử vong trước khi chào đời.
Vì vậy, nếu bác sĩ thông báo con bị dây rốn quấn cổ, các mẹ bầu nên lưu ý một số việc sau để bảo vệ con:
- Ít hoạt động, nghỉ ngơi nhiều hơn: Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ bầu cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, hạn chế vận động để thai nhi cũng sẽ ít di chuyển hơn, giúp dây rốn không xiết quá chặt hoặc quấn thêm vòng nữa.
-Học cách tự đếm cử động của thai nhi: Cách thức theo dõi cử động thai cũng vô cùng đơn giản, các mẹ chỉ cần đếm số cử động của con vào các buổi sáng, trưa, chiều và tối. Một thai nhi khỏe mạnh sẽ có hơn 4 lần cử động trong vòng 30 phút, mỗi ngày sẽ cử động nhiều hơn 3 lần. Nếu trong 1 giờ có trên 4 thai máy thì chứng tỏ thai nhi khỏe mạnh. Nếu trong 4 giờ mà có ít hơn 10 cử động thai, hay tất cả những cử động thai yếu thì mẹ bầu nên đi đến bệnh viện kiểm tra.
- Thường xuyên theo dõi tim thai: Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ trong giai đoạn cuối của thai kỳ, bác sĩ sẽ thường xuyên hẹn các mẹ bầu lên để theo dõi nhịp tim thai. Bạn nên hợp tác cùng bác sĩ trong giai đoạn này.
Ngoài ra, leo cầu thang không phù hợp với phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ 3, vì khi lên xuống cầu thang, áp lực đề nặng lên đầu gối cong gấp 3 lần khi đi bộ bình thường. Chính vì thế, đây là một hoạt động không tốt cho khớp gối, chưa kể cơ thể mẹ bầu sẽ hơi nghiêng về phía trước làm tăng áp lực lên cột sống thắt lưng và vùng bụng. Điều này không chỉ làm tăng gánh nặng cho chính cơ thể họ mà còn gây áp lực cho thai nhi.