Thai nhi "khóc" trong bụng vì mẹ mang bầu vẫn ăn vặt "thả ga"

Ngày 04/02/2018 12:56 PM (GMT+7)

Dưới đây là những lý do cụ thể vì sao mẹ nên hạn chế ăn vặt khi mang thai, và những cách để mẹ kiềm chế cơn thèm ăn vặt một cách hiệu quả.

Đồ ăn vặt, đối với các mẹ, luôn là thứ gì đó rất khó cưỡng, đặc biệt trong thời gian mang thai khi cơn thèm ăn còn lớn hơn và cân nặng không còn là vấn đề đáng để lưu tâm. Tuy nhiên, thực tế thai kỳ là thời điểm các mẹ cần có sự cẩn trọng tuyệt đối về vấn đề ăn uống, và những đồ ăn vặt chính là mối nguy hàng đầu.

Ăn đồ ăn vặt khi mang thai có những tác hại ra sao?

Trong suốt thai kỳ, cả mẹ và bé cần được đáp ứng đủ các nguồn dinh dưỡng chất lượng, để mẹ chóng tăng cân và để bé phát triển bình thường não bộ, xương cốt, các cơ quan nội tạng và hệ miễn dịch.

Các món ăn vặt thật sự không hề đáp ứng đủ những tiêu chí trên, chúng không hề cung cấp cho các mẹ dưỡng chất như các loại rau quả dù cả hai đều có thể giải quyết cơn đói một cách nhanh chóng.

Thai nhi amp;#34;khócamp;#34; trong bụng vì mẹ mang bầu vẫn ăn vặt amp;#34;thả gaamp;#34; - 1

Lạm dụng đồ ăn vặt sẽ gây nên nhiều nguy cơ tiềm tàng cho mẹ và bé. (Ảnh minh họa)

Dưới đây là những ảnh hưởng xấu từ đồ ăn vặt đến sức khỏe của mẹ và bé:

1. Khiến cho bé hình thành thói quen thèm đồ ăn béo

Một nghiên cứu về nội tiết được công bố bởi Tổ chức khoa học quốc tế Frontiers đã giải thích chế độ ăn của mẹ có thể ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của bé như thế nào.

Nghiên cứu này, được thử nghiệm trên những con chuột mang thai, đã phát hiện những cá thể chuột mẹ ăn đồ ăn có hàm lượng chất béo cao, thường sinh con nặng cân hơn và thèm ăn đồ béo hơn. Mạch điện trong não của chúng đã bị xáo trộn để trở nên mẫn cảm với những thực phẩm nhiều béo kể cả khi đã trưởng thành. Tuy nhiên, những cá thể chuột có chế độ ăn cân bằng hơn thường đẻ con ít thèm đồ béo hơn.

2. Tăng nguy cơ dị ứng

Chế độ ăn có hàm lượng đường quá cao thường dễ dẫn đến nguy cơ gây dị ứng và hen suyễn. Dựa trên một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí nghiên cứu hô hấp châu Âu, những đứa trẻ có mẹ hay dùng những thực phẩm có hàm lượng sucrose cao như sirô ngô, nước ép hoa quả hay mật ong trong chế độ ăn của mình khi mang thai, thường có nguy cơ cao mắc các bệnh dị ứng và hen suyễn ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi.

3. Nguy cơ rối loạn di truyền cao

Một nghiên cứu được thực hiện trên những con chuột mang thai đã nhận thấy những cá thể chuột mẹ có chế độ ăn nhiều đường và chất béo thường dẫn tới tình trạng khiếm khuyết lượng insulin ngoài, được biểu hiện ở triệu chứng rối loạn chức năng ty lạp thể ở các cá thể chuột non cái. Và nó thường di truyền đến 3 thế hệ.

4. Hàm lượng Acrylamide hấp thụ cao

Các loại đồ ăn như khoai tây rán, bánh mỳ, v.v…thường có hàm lượng tinh bột cao. Khi được nướng/rán ở nhiệt độ cao (tầm 121 độ C), chúng làm chuyển hóa lượng tinh bột sang một dạng hóa chất được gọi là Acrylamide. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mẹ có hàm lượng Acrylamide cao trong cơ thể thường dễ sinh con mắc chứng đầu nhỏ, nhẹ cân.

Thai nhi amp;#34;khócamp;#34; trong bụng vì mẹ mang bầu vẫn ăn vặt amp;#34;thả gaamp;#34; - 2

Những đồ ăn như khoai tây, bánh mỳ thường có hại vì hàm lượng Acrylamide cao. (Ảnh minh họa)

5. Gây tăng cân cho mẹ

Ăn quá nhiều đồ vặt khi mang thai thường dẫn đến thừa cân, làm tăng nguy cơ cho mẹ và bé mắc phải các biến chứng như tiền sản giật, sinh bé quá cân, sinh non, tiểu đường thai kỳ, ngưng thở khi ngủ, ngoài ra còn tăng các nguy cơ dị tật bẩm sinh, sảy thai, thai chết lưu.

6. Giá trị dinh dưỡng bằng 0

Đồ ăn vặt thường chứa rất nhiều đường, muối, chất béo và cholesterol, những thành phần mẹ rất nên tránh khi mang thai. Khỏi phải nói cũng biết rằng quá nhiều đường hay quá nhiều muối đều không hề tốt chút nào cho cơ thể của các mẹ.

7. Gây ra các vấn đề tiêu hóa cho mẹ

Việc quá ham thích đồ rán có thể gây khó chịu đến bụng dạ của các mẹ. Chúng có thể gây đầy hơi, ợ chua hay bội thực. Hơn nữa, đồ ăn vặt còn chứa rất ít hàm lượng chất xơ, thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho việc đi đại tiện.

8. Gây nguy cơ tiểu đường khi mang thai

Đồ ăn vặt thường chứa rất nhiều đường và calories. Các nghiên cứu đã chỉ ra việc ăn nhiều đồ vặt còn tăng nguy cơ bị tiểu đường khi mang thai.

Chắc hẳn khi liệt kê vô số những “tác dụng phụ” ở trên, nhiều mẹ đã muốn hãm cơn thèm ăn của mình lại rồi đúng không? Thế nhưng nói bao giờ cũng dễ hơn làm, cho nên các mẹ phải tuyệt đối tuân thủ các bước dưới đây.

Làm thế nào để kiềm chế cơn thèm ăn vặt

Bí quyết đầu tiên là hãy hạ quyết tâm không ăn đồ vặt đã. Khi đã xác định tâm lý trên, các mẹ sẽ dễ dàng hơn khi làm theo những bước sau để kiểm soát cơn thèm ăn của mình:

1. Phủ kín gian bếp với những thức ăn bổ dưỡng

Tránh ăn đồ ăn vặt bằng việc bổ sung cho gian bếp nhà mẹ những thực phẩm tự nhiên và giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, hãy tập thói quen nướng đồ bằng lò thay vì rán và hạn chế sử dụng các thành phần phụ gia và chất bảo quản.

Thai nhi amp;#34;khócamp;#34; trong bụng vì mẹ mang bầu vẫn ăn vặt amp;#34;thả gaamp;#34; - 3

Các mẹ nên tập thói quen ăn nhiều hoa quả và đồ ăn bổ dưỡng. (Ảnh minh họa)

2. Ăn nhiều hoa quả và các loại hạt

Bất cứ khi nào lên cơn đói, hãy tìm đến các loại quả khô hay quả tươi. Chúng sẽ vừa giải quyết cơn đói cho các mẹ, vừa cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu.

3. Lựa chọn đồ ăn hợp lý

Mẹ ăn thứ gì thì bé sẽ hấp thu thứ đấy. Hãy lên danh sách những đồ ăn sẽ dùng và xác định thành phần dinh dưỡng của chúng. Điều này sẽ rất hữu ích để các mẹ tránh ăn phải đồ ăn vặt. Đôi khi chỉ ăn một thanh chocolate hay một miếng pizza cũng không gây hại cho cơ thể của mẹ, nhưng hãy đảm bảo đừng biến chúng thành thói quen thường ngày.

Đồ ăn vặt chỉ thỏa mãn được cơn đói chứ không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của các mẹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các mẹ phải tuyệt đối kiêng cữ các loại pizza, hamburger, khoai tây rán, đồ uống lạnh hay nhiều thứ khác. Thỉnh thoảng mới ăn thì không sao, miễn là đừng biến nó thành thói quen hàng ngày là được. Khi đã đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày, xả hơi một chút bằng một món ăn vặt ưa thích của mẹ vẫn hoàn toàn không thành vấn đề.

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.  

Việt Anh (Dịch từ Momjunction)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mang thai 3 tháng đầu