Em bé chào đời với tình trạng bệnh hiếm gặp khiến người mẹ và gia đình vô cùng sợ hãi.
Bà mẹ 35 tuổi ngưới Ấn Độ có tên Khalida Begum đã hạ sinh đứa con vào tối thứ 2 vừa qua trong tình trạng bệnh hiếm gặp khiến cô vô cùng sốc và sợ hãi. Em bé chào đời với bộ phận đầu rất nhỏ và đôi mắt to, lồi quá cỡ.
Các bác sĩ Ấn Độ đã tạm thời chẩn đoán em bé mắc tình trạng bệnh di truyền cực kỳ hiếm gặp có tên Harlequin Ichthyosis (bệnh vảy cá) – khiến cho người bệnh có làn da dày, thô ráp và các bộ phận trên cơ thể bị biến dạng.
Tuy nhiên, các triệu chứng của em bé cũng có dấu hiệu với một khiếm khuyết khác có tên Anencephaly (chứng bệnh không não).
Em bé chào đời không có não khiến bà mẹ này sợ hãi.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Ấn Độ thì chứng bệnh không não chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh sinh ra mà không có phần trên của não và sọ, cụ thể là không có não và não trước. Ngoài ra, các phần còn lại sẽ không được bao phủ bởi xương hay da.
Theo thống kê, có khoảng 3/10.000 ca mang thai với em bé mắc chứng bệnh không não, trong khi với căn bệnh vảy cá tại Anh có khoảng 5 trẻ được sinh ra mỗi năm.
Người mẹ 4 con Khalida Begum ban đầu vì quá sợ hãi nên đã yêu cầu y tá đưa em bé đi và không dám nhìn mặt con. “Nhiều bộ phận của em bé không hoàn toàn phát triển. Khi tôi nhìn thấy con lần đầu tiên sau sinh, tôi đã hoàn toàn bị sốc, con tôi như người ngoài hành tinh.”, bà mẹ này nói với truyền thông địa phương.
“Tôi không thể tin nổi vì sao tôi lại sinh ra một em bé như người ngoài hành tinh như vậy. Tôi đã rất sốc và đau đớn vì vậy tôi đã nhờ y tá bế em bé ra chỗ khác.”
Sau khi bình tĩnh lại, cô đã bế con vào lòng và cho con bú.
May mắn sau vài giờ đầu sốc nặng, bà mẹ này đã bình tĩnh lại và bế con vào lòng, cho em bé bú.
Ngay sau khi em bé chào đời, dân làng đã đổ xô đến nhà bà mẹ Khalida Begum để xem đứa trẻ. Họ cũng tin rằng em bé chính là hóa thân của một vị thần nào đó.
Harlequin Ichthyosis là bệnh gì? Harlequin Ichthyosis (bệnh vảy cá) là tình trạng bệnh vô cùng hiếm gặp. Bệnh sẽ làm cho làn da dày tăng gấp 7 lần so với da người bình thường. Khi mắc bệnh, các lớp da sẽ dày lên và mỗi lớp mô cứng như lớp vỏ giáp. Làn da cũng bị phân chia nhau tạo ra các vết nứt sâu. Khuôn mặt của người mắc bệnh trông như căng ra với đôi môi, mí mắt, tai, bàn tay và chân đỏ ửng. Những lớp da cũng bị bong tróc liên tục và bệnh nhân phải dùng thuốc mỡ để bôi 4-5 lần/ngày. Với em bé mắc bệnh cần được bố mẹ chăm sóc thường xuyên với kem dưỡng chuyên dụng và phải tham gia các khóa vật lý trị liệu về võng mạc theo sự tư vấn của bác sĩ. |