Bà bầu bị đau háng - chuyện tế nhị chẳng dám kể với ai: Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục?

Minh An - Ngày 17/08/2022 16:00 PM (GMT+7)

Đau háng khi mang thai là hiện tượng không ít mẹ bầu gặp phải, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ.

Đau háng khi mang thai là nỗi khổ của không ít mẹ bầu. Cảm giác của mẹ sẽ là đau mỏi và nhức vùng khớp háng. Cơn đau đôi khi lan đến cả vùng hông, mông, thậm chí đau tê mỏi xuống cả hai bàn chân. Có những mẹ bị đau cả hai bên nhưng có mẹ lại chỉ đau một bên, thường là bên trái.

Việc bị đau vùng háng khiến mẹ di chuyển, cúi người và thay đổi tư thế đứng, ngồi rất khó khăn, bất tiện. Vậy vì sao bà bầu lại bị đau khớp háng và có cách nào để giảm cơn đau này hay không? 

Đau vùng háng là hiện tượng phổ biến ở a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/phụ nữ/a mang thai. (Ảnh minh họa)

Đau vùng háng là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai. (Ảnh minh họa)

1. Nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai

Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau háng ở bà bầu bao gồm: 

Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố khiến các dây chằng, sụn khớp ở khu vực chậu hông mềm ra, có khả năng co giãn. Từ đó tạo thuận lợi cho quá trình chuyển dạ và căng giãn của tử cung. Vì thế đây là nguyên nhân mà hầu như mẹ bầu cảm thấy mình bị đau háng.

Thiếu canxi

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu luôn cần cung cấp cho cơ thể một lượng lớn canxi, đáp ứng nhu cầu cho cả mẹ và bé. Nếu như lượng canxi của mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ thì dễ khiến các khớp xương của mẹ bị đau nhức, điển hình là khớp háng.

Thiếu magie

Magie đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của các dây thần kinh. Việc thiếu hụt khoáng chất này sẽ khiến chị em có biểu hiện đau háng. Thậm chí là chuột rút cơ bắp và đau dây thần kinh tọa. Ngoài ra, magie là dưỡng chất rất cần thiết cho cả mẹ và bé. Nên mẹ bầu khi mang thai nên chú trọng bổ sung đầy đủ.

Do dây chằng tròn

Dây chằng tròn có vai trò hỗ trợ tử cung và xương chậu trong việc nuôi dưỡng thai nhi đang lớn trong bụng mẹ. Trong một số trường hợp, cơ thể mẹ sản xuất quá nhiều hormone relaxin và progesterone. Dẫn đến việc dây chằng bị kéo giãn, gây ra hiện tượng bà bầu bị đau khớp háng.

Việc mẹ tăng cân nhiều, gây thêm áp lực lên các cơ và khớp cũng có thể là nguyên nhân gây đau háng ở bà bầu. (Ảnh minh họa)

Việc mẹ tăng cân nhiều, gây thêm áp lực lên các cơ và khớp cũng có thể là nguyên nhân gây đau háng ở bà bầu. (Ảnh minh họa)

Thay đổi trọng lượng cơ thể

Khi mang thai hầu hết các chị em bầu đều tăng cân. Thậm chí là tăng cân vụt ở một số mẹ bầu ăn uống không điều độ. Điều này gây tăng áp lực một cách đột ngột lên khớp háng. Và đây chính là nguyên nhân gây đau khớp háng ở bà bầu, nhất là những tháng cuối của thai kỳ.

Chuyển động của thai nhi

Bất cứ khi nào thai nhi thay đổi vị trí, đá hoặc xoay người, bé đều tạo áp lực lên các dây thần kinh của mẹ. Từ đó gây căng đau khớp háng cho mẹ. Tình trạng này sẽ dần trở nên khó chịu hơn khi em bé di chuyển xuống phần đáy tử cung hoặc trong những tuần cuối của thai kỳ.

Cơ thể chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ

Trong những tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ chủ động sản sinh ra chất Relaxin – là loại hormone gây giãn, mềm các cơ ở khu vực chậu hông của bà bầu. Góp phần thuận lợi cho quá trình chuyển dạ. Việc đi lại trong thời gian này làm hai bên xương chậu giãn nở không đồng đều. Đồng thời cũng làm viêm màng dính xương mu. Phụ nữ mang thai trong thời gian này có thể cảm thấy đau ở háng, có khi lan lên lưng, vùng bẹn, hai bên hông hay bên trong đùi.

Giãn tĩnh mạch

Khi mang thai, mẹ có nguy cơ cao phát triển bệnh giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo. Điều này do sự tích tụ máu ở các chi dưới, gây ra cảm giác tương tự như đau khớp háng.

2. Cách khắc phục đau háng khi mang thai mẹ bầu cần biết 

Dù không phải dấu hiệu cơ thể mẹ bầu gặp bất thường nhưng đau háng khi mang thai có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và bất tiện trong cuộc sống. Để giảm đau, mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp sau: 

Chườm nóng

Việc chườm nóng sẽ giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu bên trong cơ thể mẹ bầu, mang lại hiệu quả giảm đau khớp háng khi mang bầu nhanh chóng. Bà bầu bị đau háng có thể lựa chọn cách làm giảm triệu chứng đau bằng việc dùng túi chườm nóng để chườm lên vùng đau nhức. Hoặc ngâm chân bằng nước ấm cũng rất tốt.

Chườm lạnh

Nếu mẹ bị đau háng kèm theo sưng thì nên chườm lạnh. Cách làm này sẽ khiến co mạch, giúp đẩy lùi triệu chứng sưng viêm, giảm đau hiệu quả.

Massage

Thực hiện việc massage trong thời gian thai kỳ sẽ giúp giải tỏa được sự căng thẳng. Đồng thời thư giãn cơ bắp, hạn chế tình trạng đau háng cho mẹ. 

Tập thể dục điều độ, đúng cách có thể giúp mẹ giảm các cơn đau khi mang thai, trong đó có đau háng. (Ảnh minh họa)

Tập thể dục điều độ, đúng cách có thể giúp mẹ giảm các cơn đau khi mang thai, trong đó có đau háng. (Ảnh minh họa)

Tập thể dục

Việc tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn sẽ giúp các cơ của mẹ bầu tăng độ co dãn, dẻo dai và từ đó giảm đau khi bị kéo giãn. Những bộ môn tốt cho việc giảm đau vùng háng bao gồm: 

- Yoga có các bài tập dành cho mẹ bầu hiệu quả. Cụ thể có tác dụng hạn chế những áp lực tác động lên vùng khớp háng và thắt lưng. Mang lại lợi ích trong việc làm giảm đau háng khi mang thai.

- Bơi lội sẽ giúp chân, xương chậu và các khớp khác được vận động thư giãn mà không phải chịu áp lực từ cơ thể. Từ đó cơn đau khớp háng ở bà bầu sẽ được đẩy lùi một cách hiệu quả.

Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục cho những mẹ bầu bị đau háng. Tuy nhiên, khi cơn đau nặng và kéo dài, kèm theo các dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, sốt, không cử động được chân,... mẹ bầu cần đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám. 

Những loại rau bà bầu không nên ăn để tránh sảy thai, sinh non
Những loại rau bà bầu không nên ăn do các loại rau này có thể gây kích thích tử cung, co bóp mạnh dẫn đến sảy thai, động thai, sinh non. Đặc biệt,...

Bà bầu cần biết

Theo Minh An
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe bà bầu