Bà bầu ăn mít được không?

Ngày 23/07/2019 16:43 PM (GMT+7)

Bà bầu ăn mít được không, có bị ảnh hưởng đến thai nhi không? Theo các chuyên gia bà bầu vẫn có thể ăn mít, kể cả khi mới mang thai 3 tháng đầu, tuy nhiên chỉ nên ăn một lượng vừa phải.

Mít là một loại trái cây có nguồn gốc nhiệt đới, thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Mít chín có mùi thơm và vị ngọt vô cùng hấp dẫn và gần như ai cũng yêu thích trong đó có cả bà bầu. Vậy bà bầu ăn mít được không, có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thành phần giá trị dinh dưỡng của mít

Mít rất giàu dinh dưỡng trong đó có calo, vitamin, khoáng chất, chất đường... Trong 100g mít có chứa:

- Calo: 94 Kcal

- Chất béo: 0.64g

- Chất bột đường: 24g

- Carbohydrate: 23.5g

- Protein: 1.72g

- Chất xơ: 4g

- Vitamin A: 110 IU

- Vitamin C: 13.7 mg

- Vitamin B6: 0.105 mg

- Vitamin B2: 0.055 mg

- Vitamin B3: 0.92 mg

- Vitamin E: 0.34 mg

- Folate: 24 mcg

- Canxi: 34 mg

- Sắt: 0,6 mg

- Natri: 3 mg

- Đồng: 0,2 mg

- Phospho: 21 mg

- Kẽm: 0,42 mg

- Magie: 37 mg

- Kali: 303 mg

- Mangan: 0,2 mg

- Selen: 0,6 mcg

Mít là một loại trái cây rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Mít là một loại trái cây rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn mít được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu hoàn toàn có thể ăn mít và ăn được trong cả thai kỳ. Các thông tin có bầu ăn mít gây sảy thai do mít có tính nóng là hoàn toàn không có cơ sở.

Bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Bà bầu có thể ăn mít trong cả thai kỳ với lượng ăn vừa phải. Nếu ăn quá nhiều mít khi mang thai có thể tạo điều kiện có các vi khuẩn gây bệnh về da tăng lên.

Những bà bầu có tiền sử đái tháo đường, béo phì hoặc được chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ thì không nên ăn mít.

Bà bầu ăn mít được không? Bà bầu có thể ăn mít trong cả thai kỳ (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn mít được không? Bà bầu có thể ăn mít trong cả thai kỳ (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn mít có tốt không, có lợi ích gì?

Bà bầu ăn mít có tốt không thì câu trả lời là có. Với các hàm lượng dinh dưỡng cao, mít cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu khi mang thai. Những lợi ích khi có bầu ăn mít đó là:

- Tăng cường hệ miễn dịch

Có bầu ăn mít bổ sung hàm lượng vitamin C, vitamin A, B... có tác dụng tốt cho hệ miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp mẹ bầu giảm thiểu được nguy cơ nhiễm trùng.

- Tốt cho hệ tiêu hóa

Mít là loại có có hàm lượng chất xơ ở mức khá cao. Vì vậy, bà bầu ăn mít có thể giải quyết được vấn đề táo bón, bổ sung được lượng chất xơ cần thiết hàng ngày.

- Kiểm soát huyết áp

Mít là nguồn cung cấp Kali tuyệt vời nên có tác dụng giảm huyết áp, do đó, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp cao trong thai kỳ.

- Ngăn ngừa thiếu máu

Hàm lượng folate và sắt dồi dào trong mít giúp cân bằng nồng độ hemoglobin và ngăn ngừa thiếu máu ở bà bầu.

- Tốt cho xương

Hàm lượng magie trong mít sẽ giúp cải thiện sức mạnh của xương và giảm nguy cơ loãng xương ở cả mẹ bầu và thai nhi.

- Cung cấp năng lượng

Mít có chứa đường tự nhiên (fructose và sucrose) giúp mẹ bầu tăng cường năng lượng nhanh chóng.

- Tốt cho sự phát triển của thai nhi

Mít cũng là loại quả chứa vitamin A - dưỡng chất đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển thị lực và tế bào của thai nhi.

Bà bầu ăn mít có tốt không? Có bầu ăn với lượng vừa phải tốt cho cả mẹ và bé (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn mít có tốt không? Có bầu ăn với lượng vừa phải tốt cho cả mẹ và bé (Ảnh minh họa)

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi bà bầu ăn mít

Bên cạnh những lợi ích trên thì bà bầu ăn mít cũng tiềm ẩn những rủi ro xảy ra tác dụng phụ sau.

- Dị ứng: Có một số trường hợp bị dị ứng với mít. Vì vậy nếu bạn chưa bao giờ ăn mít, mang thai không phải là thời điểm thích hợp để thử nghiệm bởi vì bạn không biết liệu bạn có bị dị ứng với nó hay không.

- Dẫn đến đau bụng: Tiêu thụ quá nhiều mít có thể dẫn đến chứng khó tiêu hoặc tiêu chảy tùy người vì nó có hàm lượng chất xơ cao.

- Đông máu: Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì về rối loạn đông máu thì cần tránh ăn mít trong khi mang thai vì nó có thể làm tăng đông máu .

- Tăng lượng đường trong máu: Hàm lượng đường trong mít khá cao nên nếu mẹ ăn quá nhiều có thể làm tăng đường trong máu, từ đó tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Một số phụ nữ thậm chí lo lắng rằng tiêu thụ mít có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của họ và tránh hoàn toàn tuy nhiên việc đó là không cần thiết.

Mít có thể gây nên vài tác dụng phụ với bà bầu (Ảnh minh họa)

Mít có thể gây nên vài tác dụng phụ với bà bầu (Ảnh minh họa)

Bà bầu nên ăn bao nhiêu mít thì tốt?

Bà bầu có thể ăn được mít với lượng ăn không quá 80 - 100g/ ngày. Có thể ăn hàng ngày nhưng mẹ nên cân bằng dinh dưỡng với các loại quả khác. Nên ăn cách ngày hoặc tuần có thể ăn 2 - 3 bữa.

Những bà bầu bị tiểu đường, rối loạn đông máu, suy thận, béo phì, gan nhiễm mỡ… thì không nên ăn mít.

Bà bầu ăn quá nhiều mít có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực như gây dị ứng, khó tiêu, tăng lượng đường trong máu.

Cách ăn mít cho bà bầu

Bà bầu có thể ăn được mít chín. Ăn trực tiếp các múi mít hoặc có thể ăn kèm với sữa chua, bột yến mạch, sinh tố kem… rất thơm ngon bổ dưỡng.

Bà bầu có thể ăn mít cùng với các loại hoa quả khác (Ảnh minh họa)

Bà bầu có thể ăn mít cùng với các loại hoa quả khác (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn mít sấy được không? Mít sấy cũng rất thơm ngon và bà bầu có thể ăn. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều các sản phẩm chế biến sẵn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bà bầu ăn mít xanh được không? Mít xanh có thể chế biến thành các món ăn như gỏi, nộm, xào, nấu canh… và bà bầu có thể ăn được. Tuy nhiên, bà bầu không ăn trực tiếp múi mít xanh.

Bà bầu nên ăn những quả mít có vỏ cứng, gai đều, bổ ra chín tươi, màu vàng và thơm lừng. Tránh ăn những quả mít bị thối bên ngoài, đốm và có mùi lạ.

4 loại trái cây vừa ngon, vừa rẻ ngày hè nhưng mẹ bầu nhớ giữ mồm kẻo rước họa
Mùa hè là thời điểm có nhiều loại trái cây thơm ngon nhưng mẹ bầu không nên ăn quá nhiều dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Minh An (Dịch từ Momjunction)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ