Bác sĩ sản phụ khoa cảnh báo: Bà bầu bị tiêu chảy không nên chủ quan

Ngày 27/12/2018 16:16 PM (GMT+7)

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích chia sẻ, tiêu chảy không chỉ khiến người bệnh khó chịu, gặp rất nhiều phiền toái mà với phụ nữ mang thai còn gây nên những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vậy bà bầu bị tiêu chảy cần lưu ý những gì?

Bác sĩ sản phụ khoa cảnh báo: Bà bầu bị tiêu chảy không nên chủ quan - 1

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích - Phó trưởng khoa Phụ sản - Trưởng sản 2, Bệnh viện Thanh Nhàn.

Bác sĩ sản phụ khoa cảnh báo: Bà bầu bị tiêu chảy không nên chủ quan - 2

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích (Phó trưởng khoa Phụ sản - Trưởng sản 2, Bệnh viện Thanh Nhàn)

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Đây là băn khoăn của hầu hết những mẹ bầu. Về chuyên môn thì đau bụng tiêu chảy là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Bà bầu khi gặp phải dấu hiệu tiêu chảy đều hết sức lo lắng, hàng loạt thắc mắc được nảy sinh trong đầu như:

Bà bầu bị tiêu chảy không biết thai nhi có bị ảnh hưởng không? Phải xử lý ra sao? Bác sĩ sản phụ khoa sẽ phân tích ngay sau đây.

Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy

Bà bầu bị tiêu chảy thường có rất nhiều yếu tố nguy cơ đi kèm, tuy nhiên chủ yếu do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh. Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, sức đề kháng của chị em thường bị giảm sút và rất yếu nên khi ăn uống cần hết sức cẩn trọng, vì trong thời gian này hệ tiêu hóa của chị em có phần yếu đi.

Cũng có rất nhiều trường hợp bà bầu bị tiêu chảy do bị tác động từ nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm bẩn, ngay lúc đó thì sức đề kháng của bà bầu yếu, là dịp để vi khuẩn tấn công dễ dàng, gây nên tình trạng tiêu chảy.

Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần lưu ý với một số nhóm thực phẩm chứa một số chất không phù hợp với thể trạng và sức hấp thu của cơ thể cũng dẫn đến bị tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.

Thực tế có không ít chị em mang thai bị phản ứng với đồ ăn có quá nhiều chất mỡ, đạm gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, làm cho thức ăn không hấp thụ được phải tống ra qua tình trạng tiêu chảy. Hoặc có thể do ăn uống quá nhiều nước (ăn những loại hoa quả có nước nhiều như dưa hấu, các loại rau cải...). Lượng nước thừa ấy bị tống xuất qua tiêu hóa, gây tình trạng phân lỏng, loãng.

Bác sĩ sản phụ khoa cảnh báo: Bà bầu bị tiêu chảy không nên chủ quan - 3

Bất kể khi có dấu hiệu bất thường trong thai kỳ, các mẹ bầu đều cảm thấy khá hoang mang. (Ảnh minh họa)

Biện pháp xử lý khi bà bầu bị tiêu chảy

Phần đa các bà bầu bị tiêu chảy sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, tiêu chảy là cho các mẹ mất khá nhiều nước, điều cần làm là giữ nước và điện giải. Mẹ cần uống nhiều nước, dùng gói Oresol pha và uống theo nhu cầu để bổ sung nước bị mất, nước trái cây giúp bổ sung lượng kali, và nước canh để bù lượng natri giúp mẹ.

Nếu bệnh tiêu chảy không tự hết, có thể tiêu chảy trong thời kỳ mang thai là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, mẹ có thể cần đến kháng sinh. Nếu do virus gây ra tiêu chảy, kháng sinh sẽ không giúp ích gì. Để xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ khám và tìm nguyên nhân để xử lý.

Tránh các thực phẩm: Một số thực phẩm có thể làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy. Mẹ nên cắt bỏ hoàn toàn các thực phẩm cay, chiên, chất béo cao, nhiều chất ngọt. Trong một số bệnh lý như viêm đại tràng mãn, thiếu men lactoza... Mẹ nên kiêng sữa, thay vào đó vẫn nên dùng pho mát hoặc sữa chua… để bổ sung calcium cho bào thai nhé

Bổ sung chế độ ăn BRAT: BRAT (Bananas, Rice, Apple sauce and Toast: chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì nướng) được các bác sĩ khuyến cáo, để làm dịu hệ thống tiêu hóa đối với bà bầu.

Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Nếu bị tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Các triệu chứng bà bầu thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng. Tình trạng đi tiêu nhiều lần có thể làm người bệnh bị nôn mửa.

Đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn tả, do Rotavirus, số lần đi tiểu và nôn mửa rất nhiều làm cho người bệnh cảm thấy kiệt sức, suy sụp rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Điều đáng ngại là các cơn đau ở ổ bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi.

Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng không tốt, có thể bị suy dinh dưỡng chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết trong bụng mẹ.

Bác sĩ sản phụ khoa cảnh báo: Bà bầu bị tiêu chảy không nên chủ quan - 4

Để hạn chế bị tiêu chảy trong thời gian mang thai, bà bầu cần mua các thực phẩm còn tươi mới, có màu sắc tự nhiên, không nên mua các loại thực phẩm có màu sắc quá khác biệt như rau quá xanh, thịt quá thẫm màu,… và mua ở các cơ sở cung cấp có uy tín. (Ảnh minh họa)

Phòng bệnh tiêu chảy khi mang thai thế nào?

Để hạn chế bị tiêu chảy trong thời gian mang thai, bà bầu cần:

- Có chế độ nghỉ ngơi thoải mái, hợp lý trong suốt thai kỳ

- Bà bầu cần thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống...

- Hạn chế ăn uống ở hàng quán để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tránh ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm và nghi nhiễm hóa chất độc hại. Nên mua các thực phẩm còn tươi mới, có màu sắc tự nhiên, không nên mua các loại thực phẩm có màu sắc quá khác biệt như rau quá xanh, thịt quá thẫm màu,… và mua ở các cơ sở cung cấp có uy tín.

- Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.

- Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm các mẹ từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn chúng.

- Bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn các thực phẩm như: bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch.

- Sữa chua là thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và có thể đẩy lùi tiêu chảy.

Chuyên gia khuyến cáo đặc biệt

Khi rối loạn tiêu hóa có kèm theo đau bụng thì đi khám bệnh càng sớm càng tốt để đề phòng mắc bệnh cấp tính như bệnh viêm ruột thừa, thủng dạ dày, ngộ độc thực phẩm… Nếu không đi khám ngay để được xử trí kịp thời thì cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.

Dùng kháng sinh không đúng chỉ định bác sĩ gây loạn khuẩn ruột dẫn đến tiêu chảy. Khi bị bệnh nhiễm khuẩn cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện mua kháng sinh để dùng khi chưa có chỉ định.

Chuyên gia viện dinh dưỡng mách mẹ bầu ăn gì tốt cho thai nhi?
Thạc sĩ – Bác sĩ Lê Thị Hải (Viện dinh dưỡng Quốc gia) chia sẻ, bố mẹ nào cũng muốn con yêu của mình khi sinh ra được thông minh, lanh lợi. Vậy ăn gì...

Dinh dưỡng thai kỳ

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích - Phó trưởng khoa Phụ sản - Trưởng sản 2, Bệnh viện Thanh Nhàn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bà bầu bị tiêu chảy