Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai theo tuần của WHO

Ngày 14/12/2019 15:44 PM (GMT+7)

Dựa vào bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế, mẹ bầu có thể theo dõi, đánh giá được con yêu phát triển có đúng tiêu chuẩn hay không qua các chỉ số về cân nặng, chiều dài cơ thể ở mỗi tuần tuổi.

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai theo tuần của WHO - 1

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung - Phó khoa Phụ sản hiếm muộn - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt- Bỉ.

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai theo tuần của WHO - 2

Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung - Phó khoa Phụ sản hiếm muộn - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt- Bỉ

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần tuổi là căn cứ xác định, đánh giá sự phát triển của bé yêu. Tuy nhiên mỗi bé có sự phát triển khác nhau, vì thế dựa vào đây mẹ có thể biết bé đang phát triển tốt, đúng tiêu chuẩn, quá hoặc thiếu cân nặng mà có cách điều chỉnh phù hợp, giúp thai nhi phát triển ổn định.

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo WHO 2019

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi 2019 được đo, xác định, đánh giá theo tổ chức Y tế Thế giới. Các mẹ có so sánh kết quả, các chỉ số siêu âm và cân nặng thai nhi trong bảng sau để xác định con yêu có phát triển bình thường hay không.

Lưu ý: 

- Từ tuần 1 - tuần 7: Thai đang trong quá trình thụ thai, hình thành phôi thai. Vì vậy, cân nặng và chiều dài thai nhi chỉ có thể xác định từ tuần 8.

- Thai được đo theo chiều ngang của bé.

- Từ tuần 8 - tuần 19: Đo từ phần đầu đến phần mông của bé.

- Từ tuần 20- 42: Đo từ đầu đến hết gót chân bé.

- Từ tuần 32: Bé bước vào giai đoạn tăng tốc, tăng nhanh về cân nặng và chiều cao.

- Tuần thai xác định được cân nặng thai nhi chuẩn nhất là: Tuần 12, tuần 20, tuần 32.

Nếu các bé chênh lệch cân nặng, chiều cao không đáng so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi thì bé vẫn phát triển bình thường.

Tuần tuổi thai

Cân nặng (kg)

Kích thước thai (cm)

Tuần 12

14g

5,4cm

Tuần 13

23g

7,4cm

Tuần 14

4,3g

8,7cm

Tuần 15

70g

10,1cm

Tuần 16

100g

11,6cm

Tuần 17

140g

13cm

Tuần 18

190g

14,2cm

Tuần 19

240g

15,3cm

Tuần 20

300g

25,6cm

Tuần 21

360g

27,7cm

Tuần 22

430g

27,8cm

Tuần 23

500g

28,9cm

Tuần 24

600g

30cm

Tuần 25

660g

34,6cm

Tuần 26

760g

35,6cm

Tuần 27

875g

36,6cm

Tuần 28

1kg

37,6cm

Tuần 29

1,1kg

38,6cm

Tuần 30

1,3kg

39,9cm

Tuần 31

1,5kg

41,1cm

Tuần 32

1,7kg

42,4cm

Tuần 33

1,9kg

43,7cm

Tuần 34

2,1g

45cm

Tuần 35

2,4kg

46,2cm

Tuần 36

2,6kg

47,4cm

Tuần 37

2,9kg

48,6cm

Tuần 38

3kg

49,8cm

Tuần 39

3,3kg

50,7cm

Tuần 40

3,5kg

51,2cm

Tuần 41

3,6kg

51,5cm

Tuần 42

3,7kg

51,7cm

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai theo tuần của WHO - 3

Thai nhi phát triển về cân nặng và kích cỡ theo từng tuần (Ảnh minh họa)

Kích thước tương đương của thai nhi theo tuần

Dựa vào bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi, nhiều mẹ vẫn khó hình dung ra từng tuần con yêu sẽ lớn và có kích cỡ ra sao. Để dễ hình dung và theo dõi được sự phát triển của bé, mẹ có thể tham khảo bảng kích cỡ của bé tương đương với các loại trái cây dưới đây.

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai theo tuần của WHO - 4

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai theo tuần của WHO - 5

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai theo tuần của WHO - 6

Từng tuổi thai, mẹ bầu tăng cân thế nào để tốt cho con yêu?

Cân nặng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con yêu và đánh giá mẹ có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng tốt. Vậy mẹ tăng cân như thế nào là an toàn, tốt cho sự phát triển của thai nhi?

Mức cân nặng của mẹ sẽ được tính thông qua chỉ số BMI (Chỉ số khối cơ thể). Khi tính, biết được chỉ số BMI mẹ sẽ chủ động hơn và biết nên tăng bao nhiêu cân là đủ, tốt cho cả mẹ và bé.

Công thức tính chỉ số BMI như sau:

BMI = Trọng lượng: (Chiều cao  x  2)

Trong đó, chiều cao tính bằng m và trọng lượng tính bằng Kg.

Ví dụ: Mẹ bầu có cân nặng là 58kg, chiều cao là 1m57.

Sẽ tính được BMI = 58 :  (1,57  X 2) = 18,4.

Như vậy, dựa vào chỉ số BMI trước khi mang thai, theo từng trường hợp các mẹ nên tăng ở mức cân sau:

- Mẹ có BMI bình thường, mang đơn thai: Tăng 9 - 12kg.

- Với các mẹ mang thai đôi: Nên tăng từ 16 - 20kg.

- Với các mẹ béo phì: Tăng từ 5 - 9kg.

- Với các mẹ thiếu cân: Tăng từ 12 - 18kg.

Để tăng cân theo đúng tiêu chuẩn, ổn định tránh tình trạng béo phì, thiếu cân, bệnh tiểu đường, thai suy dinh dưỡng, tiền sản giật… mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, tốt nhất.

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai theo tuần của WHO - 7

Cân nặng của mẹ ảnh hưởng tới sự phát triển của con (Ảnh minh họa)

Thai nhi thừa hoặc thiếu cân mẹ phải làm gì?

Để biết được thai nhi thừa hoặc thiếu cân so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần, các mẹ có thể đi siêu âm.

Phương pháp siêu âm sẽ đo, xác định chính xác các chỉ số cơ thể như: Cân nặng, kích thước, nhịp tim, vị trí thai nằm, nước ối, nhau thai… của bé. Từ kết quả siêu âm, mẹ có thể so sánh với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi 2019 để có thể điều chỉnh chế độ ăn, dưỡng thai giúp con phát triển tốt nhất.

Các yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng thai nhi theo tuần

Bé phát triển toàn diện, tăng cân hay không còn ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan, khách quan. Khi bé không phát triển theo đúng bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi có thể do những nguyên nhân dưới đây.

1. Yếu tố di truyền

Trường hợp bố mẹ hoặc có bố/mẹ là người châu Âu thì con sẽ có cân nặng, chiều cao nhiều hơn so với cân nặng chuẩn thai nhi.

2. Số lượng thai

Nếu mẹ mang song thai trở lên thì cân nặng sẽ nhỏ, nhẹ hơn đơn thai.

3. Độ tuổi sinh đẻ

Bà bầu dưới 18 và trên 35 tuổi thì thai nhi sẽ có cân nặng thấp hơn trong độ tuổi sinh đẻ từ 18 - 30.

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai theo tuần của WHO - 8

Mẹ đẻ trước 18, sau 35 tuổi con sẽ nhẹ cân hơn (Ảnh minh họa)

4. Cân nặng của mẹ

Mẹ bị béo phì thì con sẽ nặng, ngược lại mẹ tăng cân quá ít thì thai sẽ nhẹ cân, kém phát triển.

5. Thứ tự con trong gia đình

Thông thường con thứ sẽ nặng cân hơn con đầu, nếu đẻ quá dày 3 năm 2 đứa thì con thứ sẽ nhẹ cân hơn con đầu.

6. Vóc dáng của mẹ

Nếu mẹ có vóc dáng cao, nặng cân thì con sẽ cân nặng, chiều cao lớn hơn. Còn với mẹ có vóc dáng thấp, nhẹ cân thì ngược lại.

7. Sức khỏe của mẹ

Mẹ bị các bệnh như trầm cảm, huyết áp, chất kích thích thì con sẽ nhẹ cân, kém phát triển. Trường hợp mẹ bị béo phì, tiểu đường thai kỳ con sẽ lớn hơn bình thường.

8. Giới tính thai nhi

Thông thường các bé gái sẽ có cân nặng nhẹ hơn các bé trai.

9. Chế độ sinh hoạt ăn uống

Mẹ có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt tốt, lành mạnh, tập thể dục đều đặn thì con sẽ nặng cân, phát triển ổn định. Nếu mẹ ăn uống, sinh hoạt thất thường, sử dụng các chất kích thích khi mang thai con sẽ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

Mẹ nên làm gì để con tăng cân đúng tiêu chuẩn?

Để con tăng cân đúng theo bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần tuổi, các mẹ cần áp dụng và thực hiện các bí quyết sau đây:

- Không sử dụng các chất kích thích như: Đồ uống có cồn, ga, cafein, thuốc lá…

- Điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung các thực phẩm giàu sắt, canxi, chất đạm, omega 3, vitamin, axit folic…

- Chế độ sinh hoạt khoa học: Mẹ bầu không thức đêm, không làm việc quá sức, đi bộ, tập yoga mỗi ngày.

- Đi khám thai định kỳ để theo dõi, phát hiện điều trị kịp thời các bệnh lý mà mẹ và thai nhi gặp phải.

- Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan tránh để stress trong quá trình mang thai.

- Tham gia các lớp tiền sản.

Dựa vào bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần, mẹ bầu có thể theo dõi và biết con yêu phát triển tốt không? Ở từng tuổi mỗi bé sẽ có kích thước khác nhau, vì vậy nếu bé không chênh lệch nhiều so với cân nặng thai nhi chuẩn thì mẹ không nên lo lắng, bé vẫn phát triển đều.

Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu mới đạt chuẩn?
Mang thai ở tháng thứ 8 của thai kì, mẹ bầu đều có tâm trạng háo hức chờ đón con yêu sẽ chào đời khỏe mạnh, an toàn. Đặc biệt, thai nhi 32 tuần nặng...
Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung - Phó khoa Phụ sản hiếm muộn - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt- Bỉ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung