Bảng cân nặng thai nhi theo tuần

Ngày 25/09/2019 05:38 AM (GMT+7)

Thông qua bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi, mẹ bầu có thể so sánh với kết quả siêu âm thai về cân nặng và chiều dài cơ thể bé ở từng tuần tuổi. Từ đó mẹ biết được con phát triển tốt hay không để chỉnh chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho con yêu.

Ở từng tuần tuổi thai, thai nhi sẽ có sự phát triển khác nhau đặc biệt là về chỉ số cân nặng, chiều dài cơ thể. Mỗi tuổi thai, bé sẽ có sự thay đổi đáng kể và hình thành, phát triển hoàn thiện các cơ quan chức năng của cơ thể. Bé tăng cân đúng chuẩn theo bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi tức là mẹ đã có chế độ dinh dưỡng, dưỡng thai tốt.

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn WHO

Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế giới WHO (The World Health Organization) về cân nặng và chiều dài cơ thể thai nhi thì các chỉ số được xác định rõ, chính xác khi thai ở tuần thứ 8, mỗi giai đoạn thai phát triển sẽ có cách đo khác nhau.

Tuần tuổi thai

Cân nặng thai nhi(kg)

Kích thước thai (cm)

Tuần 8

1g

1,6cm

Tuần 9

2g

2,3cm

Tuần 10

4g

3,1cm

Tuần 11

7g

4,1cm

Tuần 12

14g

5,4cm

Tuần 13

23g

7,4cm

Tuần 14

4,3g

8,7cm

Tuần 15

70g

10,1cm

Tuần 16

100g

11,6cm

Tuần 17

140g

13cm

Tuần 18

190g

14,2cm

Tuần 19

240g

15,3cm

Tuần 20

300g

25,6cm

Tuần 21

360g

27,7cm

Tuần 22

430g

27,8cm

Tuần 23

500g

28,9cm

Tuần 24

600g

30cm

Tuần 25

660g

34,6cm

Tuần 26

760g

35,6cm

Tuần 27

875g

36,6cm

Tuần 28

1kg

37,6cm

Tuần 29

1,1kg

38,6cm

Tuần 30

1,3kg

39,9cm

Tuần 31

1,5kg

41,1cm

Tuần 32

1,7kg

42,4cm

Tuần 33

1,9kg

43,7cm

Tuần 34

2,1g

45cm

Tuần 35

2,4kg

46,2cm

Tuần 36

2,6kg

47,4cm

Tuần 37

2,9kg

48,6cm

Tuần 38

3kg

49,8cm

Tuần 39

3,3kg

50,7cm

Tuần 40

3,5kg

51,2cm

Tuần 41

3,6kg

51,5cm

Tuần 42

3,7kg

51,7cm

Cách tính cân nặng thai nhi

- Tính cân nặng thai nhi theo chu vi vòng bụng:

Trọng lượng thai nhi (g) = [(chiều cao tử cung + chu vi bụng) x 100]/4

Trong đó: 

               - Chiều cao tử cung (cm): Khoảng cách từ mu trên đến đáy tử cung. 

               - Chu vi bụng (cm): Đo ở chỗ phình nhất, thường là qua rốn.

- Tính cân nặng thai nhi qua siêu âm:

Các chỉ số về siêu âm: BPD – Đường kính lưỡng đỉnh, AC – Chu vi bụng, FL – Chiều dài xương đùi, HC – Chu vi vòng đầu, TAD – Đường kính ngang bụng

Dựa số đo đường kính lưỡng đỉnh (BPD) tính trọng lượng thai nhi theo 2 công thức:

           - Trọng lượng (g) = [BPD (mm) – 60] x 100

           - Trọng lượng (g) = 88,69 x BPD (mm) – 5062

Ví dụ như: Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) là 90mm thì thai nhi cân nặng sẽ được tính như sau:

- Trọng lượng thai nhi = (90 – 60) x 100 = 3kg

- Hoặc: Trong lượng thai nhi = 88,69 x 90 – 5062 = 2920g

Dựa theo đường kính ngang bụng (TAD) tính trọng lượng thai nhi theo công thức:

Trọng lượng (g) = 7971 x TAD (mm)/100 – 4995

Ví dụ: TAD = 100mm thì trọng lượng thai nhi = 7971 x 100/100 – 4995 = 2976g

Dựa vào các chỉ số BPD, TAD, FL tính trọng lượng thai nhi theo công thức:

Trọng lượng (g)  = 13,54 x BPD + 42,32 x TAD + 30,53 x FL – 4213,37

Các yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng thai nhi 

- Yếu tố di truyền và chủng tộc: Cân nặng và chiều cao của thai nhi có sự tương đồng với cân nặng và vóc dáng của cha mẹ. Mỗi dân tộc, nước da khác nhau thì thai cũng có các chỉ số cân nặng và chiều cao khác nhau. 

- Độ tuổi mang thai: Thông thường độ tuổi sinh dưới 18 tuổi và trên 40 tuổi cân nặng thai nhi sẽ nhỏ hơn so với những người mang thai ở độ tuổi thích hợp. 

- Thứ tự sinh con: Trên thực tế con đầu hay còn gọi là con so sẽ có trọng lượng nhỏ hơn con sau. Nhưng nếu lượt sinh quá dày thì sẽ ngược lại. 

- Số lượng thai nhi: Mẹ bầu mang song thai hoặc thai 3 thì trọng lượng của các thai sẽ nhỏ hơn so với các mẹ mang thai 1. 

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần - 1

Mang nhiều thai ảnh hưởng cân nặng thai nhi (Ảnh minh họa)

- Sức khỏe và vóc dáng của người mẹ: Người mẹ thể trạng không được tốt, mắc các bệnh lý nội tiết như đái tháo đường hoặc béo phì thì cân nặng thai nhi sẽ lớn hơn bình thường. Còn các mẹ mắc các bệnh lý như tiền sản giật, huyết áp, stress, trầm cảm hoặc nghiện các đồ kích thích thì thai nhi sẽ có kích thước, trọng lượng nhỏ hơn bình thậm chí có thể bị suy thai. 

- Giới tính thai nhi: Thông thường trọng lượng của bé trai sẽ nặng hơn bé gái. 

- Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng của mẹ: Khi mang thai mẹ bầu ăn uống đủ chất, chế độ vận động phù hợp sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe hơn, cân nặng cũng có sự thay đổi tích cực hơn so với những mẹ bầu ít vận động và có chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học.

Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?

Để đưa ra được chế độ ăn phù hợp, mẹ bầu cần biết những nguyên tắc cần thiết để con yêu trong bụng tăng cân nhanh và đúng chuẩn.

- Thứ nhất: Về cơ bản sự tăng cân của thai tỉ lệ thuận với sự tăng cân của mẹ. Trong 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng từ 9-14 kg là phù hợp, tùy thuộc vào chiều cao, cân nặng của chị em trước khi mang thai. 

- Thứ hai: Thiết lập chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học để đáp ứng sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn. Nếu thai nhi quá nhẹ cân so với tiêu chuẩn thì việc bổ sung thực phẩm giàu protein hay nguồn đạm cao là rất cần thiết. Để thai tăng cân nhanh, lúc này mẹ bầu cần bổ sung thêm 15 gram đạm mỗi ngày.

- Thứ ba: Mẹ bầu có lối sống lành mạnh, năng động sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, đồng thời tăng cân nhanh.

Một số thực phẩm cho mẹ bầu để thai nhi tăng cân nhanh

- Sữa: Trong trường hợp thai nhi hơi nhẹ cân, chị em nên tăng cường uống 2-3 ly sữa bầu mỗi ngày vào bữa phụ. 

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần - 2

Mẹ bầu có thể uống thêm 2-3 ly sữa bầu trong bữa phụ hàng ngày để thai nhi tăng cân nhanh chóng (Ảnh minh họa) 

- Trứng: Trứng chứa nhiều axit amin cần thiết cho mẹ và thai nhi, đặc biệt lòng đỏ trứng gà giúp phát triển cơ bắp và trí thông minh cho trẻ. Trứng gà, trứng chim cút được chứng minh là có giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn. Tuy nhiên vào những tháng cuối thai kỳ, hàng tuần mẹ bầu nên ăn thêm 3-4 quả trứng vịt lộn sẽ giúp thai nhi tăng cân tốt. Một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 600mg cholesterol ,12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốt pho và đặc biệt 13,6g protein (nhiều hơn cả trứng gà),  cùng các vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C… Nhưng mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, thừa cân cần hạn chế ăn trứng vịt lộn để tránh tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao.

- Thịt bò: 100 gram thịt bò có chứa đến 36 gram protein, tức là chứa hàm lượng đạm cao. Thịt bò ít mỡ nên mẹ bầu ăn nhiều cũng không sợ tăng cân. Nếu chị em bị thiếu máu thai kỳ thì rất nên bổ sung thịt bò thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.

- Hạt bí ngô: Ngoài bí ngô có tác dụng chống táo bón cho phụ nữ mang thai thì hạt bí ngô lại chứa đến 33 gram protein. Đây là món ăn vặt dễ ăn để mẹ bầu nhâm nhi nhưng lại giúp bé yêu tăng cân nhanh chóng

- Gan động vật: Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bà bầu cần hạn chế ăn gan động vật nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể ăn được. Bạn chỉ cần lưu ý không nên ăn quá nhiều nội tạng động vật, còn thỉnh thoảng bổ sung món gan trong bữa ăn hàng ngày cũng không vấn đề gì.

- Gạo lứt: So với gạo trắng, gạo lứt rất giàu năng lượng, khoáng chất và chất xơ giúp giảm tình trạng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có ăn thêm gạo lứt như bữa phụ hoặc món ăn vặt thay cho các loại bánh ngọt.

- Quả bơ: Vào tháng cuối mang thai nếu mẹ muốn thai nhi tăng cân nhanh thì nên ăn từ 2 – 3 quả bơ mỗi tuần sẽ giúp cải thiện tình hình cân nặng của con yêu nhanh chóng, vì 1 quả bơ có chứa đến 40 gam protein.

- Nước cam: Không chỉ giàu vitamin C, nước cam vừa giàu chất xơ và sắt. Mẹ bầu có thể pha nước cam cùng một thìa cà phê mật ong uống hàng ngày để thai nhi tăng canh nhanh chóng.

Dinh dưỡng cho bà bầu: Mẹ cần bổ sung dưỡng chất gì để thai nhi khỏe, đủ cân?
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tác động trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi. Thai nhi khỏe, không mắc bệnh dị tật bẩm sinh từ trong bụng mẹ được...

Dinh dưỡng thai kỳ

Hường Cao (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sự phát triển thai nhi