Bắt "lỗi" của mẹ khi thụ thai dễ sinh con dị tật

Ngày 02/12/2015 10:16 AM (GMT+7)

Ngoài nguyên nhân do lỗi nhiễm sắc thể thì chính lối sống, chế độ ăn uống của bố mẹ cũng có thể là nguyên nhân khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để sinh ra được một em bé khỏe mạnh, thông minh thì việc chăm sóc trước khi là vô cùng quan trọng. Các cặp đôi nên chuẩn bị sức khỏe về cả tinh thần và thể chất trước khi thụ thai từ 3-6 tháng. Trong thời gian này và cả trong suốt quá trình mang thai, chị em cần đặc biệt lưu ý từ bỏ những thói quen xấu và thiết lập chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất vì ngoài nguyên nhân do lỗi nhiễm sắc thể thì chính lối sống không lành mạnh của bố mẹ cũng có thể là nguyên nhân khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Dưới đây là những bà mẹ có nguy cơ cao sinh con bị dị tật, các cặp đôi cần đặc biệt lưu ý:

Mẹ thụ thai sau tuổi 35

Theo các chuyên gia khoa sản, sinh con muộn là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ ngoài tuổi 35 không chỉ khó thụ thai hơn mà còn gia tăng nguy cơ sinh con dị tật bẩm sinh do chất lượng trứng lúc đã đã kém đi rất nhiều. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đột biến nhiễm sắc thể.

Bắt quot;lỗiquot; của mẹ khi thụ thai dễ sinh con dị tật - 1

Theo các chuyên gia khoa sản, sinh con muộn là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. (ảnh minh họa)

Thụ thai khi cả bố và mẹ đều đang mắc bệnh

Chất lượng trứng, tinh trùng và cả phôi thai đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ sức khỏe của bố mẹ. Chính vì vậy thời điểm thụ thai nếu bố mẹ đang mắc bệnh như viêm gan siêu vi, rubella, cúm… thì rất dễ sinh ra những đứa con không lành lặn.

Công việc của bố mẹ thường xuyên tiếp xúc với bức xạ

Nếu bạn muốn thụ thai, hãy chú ý đến tính chất công việc của mình. Công việc của bố mẹ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, bức xạ nhiệt… sẽ có thể dẫn đến những rủi ro khi thụ thai. Thêm nữa, nếu trong thời gian thụ thai, bố mẹ thường xuyên uống thuốc bừa bãi cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn trứng, tinh trùng.

Thụ thai khi đang dùng thuốc điều trị bệnh

Thụ thai khi đang mắc bệnh và đang điều trị bệnh bằng thuốc như chữa bệnh tim, chống ung thư, thuốc thần kinh... thì không nên thụ thai bởi những loại thuốc này có thể làm dán đoạn chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng đến chất lượng trứng, tinh trùng và gây ra những khiếm khuyết không đáng có cho em bé sau này.

Bố mẹ thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu

Hút thuốc lá, uống rượu là những điều cấm kỵ không chỉ trong thai kỳ mà cả trước khi thụ thai. Những việc này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn dễ khiến mẹ sinh con dị tật, sinh non hoặc sảy thai. Nhiều nghiêm cứu cũng chỉ ra rằng nếu mẹ bầu mỗi ngày uống từ 2-4 ly rượu sẽ khiến thai nhi phát triển dị dạng, ví dụ như não, tai mũi kém phát triển, môi trên dày, rộng...

Bắt quot;lỗiquot; của mẹ khi thụ thai dễ sinh con dị tật - 2

Hút thuốc lá, uống rượu là những điều cấm kỵ không chỉ trong thai kỳ mà cả trước khi thụ thai. (ảnh minh họa)

Mẹ mới bị sảy thai, sinh non

Sức khỏe của mẹ khi mới bị sảy thai hoặc sinh non rất yếu do bị mất nhiều máu chính vì vậy đây không phải là thời điểm lý tưởng để tiếp tục có con. Theo các chuyên gia, chị em nên cố gắng bổ sung dưỡng chất, tạo tâm lý thoải mái… và nên chờ đợi sau 6 tháng mới có con lại.

Tâm lý mẹ thường xuyên căng thẳng

Tâm lý căng thẳng thường xảy ra ở những mẹ bầu hiếm muộn, vô sinh, thậm chí nhiều người còn rơi vào tình trạng stress nặng nề. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến việc thụ thai khó khăn hơn, thậm chí là còn gây hậu quả khiến thai nhi bị dị tật. Vì vậy trước khi thụ thai và trong suốt thai kỳ, các cặp đôi nên cố gắng tạo tâm lý thoải mái nhất.

Không bổ sung dưỡng chất trước khi mang thai

Đây là việc vô cùng quan trọng mà các cặp đôi thường bỏ qua. Theo các chuyên gia, các cặp vợ chồng nên giành thời gian 3-6 tháng để chuẩn bị về cả tinh thần và thể chất đặc biệt là việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Để có một thai kỳ toàn vẹn, các mẹ nên bổ sung đầy đủ axit folic ngay từ trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ. Lượng axit folic lý tưởng nhất mẹ cần là khoảng 400-600 microgram mỗi ngày. Khi hấp thụ đủ axit folic trong 3 tháng đầu sẽ giảm nguy cơ mắc các khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống lên tời 50-70%. Nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng nếu phụ nữ bổ sung axit folic trước khi mang thai 1 năm và tiếp tục bổ sung đến hết 3 tháng giữa thai kỳ cũng sẽ làm giảm tối đa nguy cơ sinh non.

Minh Phương (Theo Pregnancy)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tập luyện cường độ cao, giảm cân quá nhiều, bỏ qua tiêm vaccine, tăng lượng vitamin đều có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản.

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu