Đầu đầu khi mang thai là triệu chứng thai kỳ dễ gặp do thiếu máu, stress… khiến bà bầu mệt mỏi, uể oải hơn. Để hạn chế tình trạng này mẹ có thể áp dụng các cách trị đau đầu tại nhà hiệu quả.
Đau đầu khi mang thai có thể diễn ra ở bất cứ tháng nào, tuy nhiên trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ mẹ dễ gặp tình trạng này hơn. Khi gặp bị đau nửa đầu, đau đầu từng cụm, đau do căng thẳng… kèm theo các dấu hiệu nôn mửa, choáng ngất, mệt mỏi kéo dài, đau nhói ở vùng mắt… mẹ nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm.
Với những trường hợp đau đầu nhẹ, không có các triệu chứng nguy hiểm đi kèm có thể áp dụng các phương pháp chữa đau đầu khi mang bầu tại nhà.
1. Nguyên nhân đau đầu khi mang thai
Các hormone thai kỳ biến đổi mạnh
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nồng độ các hormone biến đổi mạnh mẽ. Điều này dẫn tới triệu chứng căng cơ, thay đổi vóc dáng, ngoại hình, sự lưu thông máu. Đau đầu xảy ra như một phản ứng của cơ thể trước những thay đổi này.
Thai nhi to lên
Ở tam nguyệt cá thứ 2, trọng lượng thai nhi lúc này đã tăng lên nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh, thiếu máu đưa lên não khiến mẹ bầu đau đầu.
Thai nhi to lên ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu gây đau đầu ở bà bầu (ảnh minh họa)
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Mẹ bầu lười uống nước, ăn không đúng bữa, đúng giờ gây hạ đường huyết, thường xuyên thức đêm và sử dụng đồ uống chứa cafein hoặc thiếu ngủ cũng gây ra đau đầu.
Môi trường sống
Phụ nữ mang thai sống hoặc làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn (ô nhiễm âm thanh) lâu dần bị căng thẳng, dễ bực bội, khó ngủ dẫn tới hiện tượng đau đầu
2. Đau đầu khi mang thai có ảnh hưởng đến mẹ và bé?
Các cơn đau đầu khi mang thai là bình thường, chúng sẽ tự biến mất khi chị em bước sang tháng thứ 4 thai kỳ hoặc sau khi sinh xong. Tình trạng đau đầu nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng, nguy hiểm gì đến mẹ và bé nên mẹ không nên quá lo lắng.
Trường hợp đau đầu dữ dội khi mang thai lại là nguy cơ của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tiền sản giật. Thai phụ mang thai ngoài 35 tuổi cần theo dõi sức khỏe thai kỳ, khi bị đau đầu nhiều trong những tháng cuối mang bầu.
3. Cách trị đau đầu khi mang thai
- Bổ sung chất sắt
Thiếu máu là một trong những nguyên nhân gây đau đầu ở bà bầu do máu không lưu thông nên não. Vì thế mẹ cần bổ sung đủ hàm lượng sắt cơ thể cần thiết bằng cách thực phẩm giàu sắt hoặc viên uống sắt.
Bà bầu nên ăn gì để hết đau đầu khi mang thì mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu sắt như: Rau chân vịt, bông cải xanh, các loại hạt, lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc…
Mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu sắt để hạn chế thiếu máu gây đau nhức đầu (ảnh minh họa)
Mỗi bà bầu sẽ thừa thiếu lượng sắt khác nhau, mẹ nên đi khám để để biết cần bổ sung bao nhiêu chất sắt và có nên uống viên sắt hay không.
- Nghỉ ngơi và thư giãn
Căng thẳng, mệt mỏi là một trong những nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai. Khi có dấu hiệu này, mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá sức, ngủ một giấc thật ngon, hoặc nghe nhạc… Tình trạng đau đầu sẽ thuyên giảm dần khi có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Tập thể dục thường xuyên
Đi bộ, bơi, yoga là những bộ môn cực kỳ tốt với bà bầu, giúp bà bầu giảm đau đầu hiệu quả. Ngoài ra vận động thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng, tránh đau đầu, đau mỏi xương khớp.
Bà bầu nên tập yoga, đi bộ thường xuyên để hết đau mỏi xương khớp, đau đầu (ảnh minh họa)
- Massage vùng đầu, vai, gáy
Massage vùng gáy, thái dương, vai… sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm đau đầu, mệt mỏi. Bà bầu nên massage mỗi ngày để được thoải mái, dễ chịu, hết đau đầu.
- Xông hơi
Xông hơi tinh dầu bạc hà, quế, sả… là phương pháp trị liệu giúp bà bầu giảm đau đầu khi mang thai hiệu quả. Phương pháp này giúp cơ thể thải được độc tố ra ngoài, mẹ bầu được thư giãn, thoải mái hơn.
Lưu ý: Mẹ bầu chỉ nên xông hơi tuần từ 2 - 3 lần, không tắm ngay sau khi xông hơi.
- Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng với mẹ bầu, khi được ngủ đủ giấc từ 7 - 10h/ ngày mẹ sẽ khỏe hơn, hạn chế tình trạng đau đầu khi mang thai. Ngoài ra bà bầu cũng nên duy trì thói quen ngủ trưa, không ngủ quá 1 tiếng để tránh mệt mỏi, khó ngủ vào buổi tối.
Bà bầu nên ngủ trong không gian yên tĩnh, tránh ánh sáng để có giấc ngủ ngon.
Ngủ đủ giấc giúp mẹ giảm đau đầu, khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng (ảnh minh họa)
- Tắm nước ấm
Đây cũng là một trong những phương pháp chữa đau đầu khi có thai khá hiệu quả. Nước ấm sẽ giúp mẹ thư giãn, máu lưu thông lên não tốt hơn, giảm các cơn đau nửa đầu, đau đầu hiệu quả.
- Uống đủ nước
Với bà bầu, uống đủ nước rất tốt và quan trọng giúp các cơ quan của cơ thể hoạt động trơn tru tốt hơn, cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm đau đầu. Mẹ nên uống từ 7 - 10 ly nước mỗi ngày và có thể uống thêm các loại nước ép trái cây giàu vitamin C để bổ sung khoáng chất.
Với những loại nước có ga, đóng chai, có chứa cồn… bà bầu không nên uống để tránh đau đầu nặng hơn và biến chứng thai kỳ.
Uống đủ nước là cách trị đau đầu khi mang thai cho bà bầu hiệu quả (ảnh minh họa)
- Chườm ấm/chườm lạnh
Chườm khăn ấm hoặc lạnh đều có tác dụng chữa đau đầu khi mang thai cho bà bầu hiệu quả.
Chườm nóng sẽ làm giãn nở các mạch máu, giúp máu lưu thông đến khu vực bị đau, loại bỏ các cơn đau đầu. Và chườm lạnh sẽ hạn chế tình trạng đau nửa đầu khi mang thai do các mạch máu mở rộng.
Mẹ có thể lấy 1 chiếc khăn, nhúng vào nước ấm hoặc nước lạnh, vắt khô sau đó đắp lên vùng trán để các mạch máu được thắt lại, thu nhỏ mô cơ, da ở khu vực bị đau.
Bị đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối là triệu chứng thai kỳ, hoặc nghiêm trọng hơn là dấu hiệu cảnh báo bà bầu đang bị thiếu máu, stress. Do đó khi có dấu hiệu đau đầu, mẹ bầu nên điều chỉnh lại công việc, chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của mình để hạn chế tình trạng này.
Khi bà bầu đau đầu kèm theo triệu chứng nôn mửa, choáng ngất, mệt mỏi, tim đập nhanh… bà bầu nên tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm, tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm đến mẹ và bé.