Hai con vừa chào đời, mẹ nằm trên bàn mổ thở phào nhẹ nhõm khi nghe BS nói một câu

Ngày 05/06/2019 06:24 AM (GMT+7)

Mang thai đôi 2 túi ối một bánh nhau, chị Lan Hà luôn nơm nớp lo sợ nguy cơ truyền máu song thai nguy hiểm.

Nửa tháng nay, tổ ấm nhỏ của gia đình chị Lan Hà (29 tuổi, Sóc Sơn, Hà Nội) tràn ngập tiếng cười trẻ thơ kể từ khi 2 bé Bảo An, Bảo Khang chào đời. Mặc dù vất vả, chị Lan vẫn nói vui mình từ “hoàng hậu” trở thành nô tỳ cho 2 hoàng tử nhưng đối với chị những vất vả ấy chẳng thấm vào đâu so với 9 tháng 10 ngày thai kỳ lo lắng vì bầu song thai 2 túi ối một bánh nhau nguy hiểm ít gặp, và 1 giờ căng thẳng mổ bắt con vì bị nhau tiền đạo có nguy cơ cắt tử cung.

Hai con vừa chào đời, mẹ nằm trên bàn mổ thở phào nhẹ nhõm khi nghe BS nói một câu - 1

Hai con vừa chào đời, mẹ nằm trên bàn mổ thở phào nhẹ nhõm khi nghe BS nói một câu - 2

Tổ ấm nhỏ của chị Lan mới chào đón thêm 2 thành viên. 

Cả thai kỳ lo lắng vì bầu song thai một bánh nhau 2 buồng ối nguy hiểm

Chị Lan Hà cho biết, trước cặp song sinh trai, chị có con gái đầu lòng học lớp 1. Vì nhà neo người nên chị xác định đẻ muộn và mãi đến 7 năm sau chị mới lập kế hoạch, chuẩn bị tinh thần cho lần mang bầu thứ 2 này của mình.

May mắn dù sau 7 năm kế hoạch nhưng do cơ thể khoẻ mạnh nên chị đã đậu thai theo đúng dự tính. Tuy nhiên, 5 tuần đi siêu âm ở trạm y tế xã, chị cũng chỉ biết mình mang bầu chứ không hay biết mình mang bầu đôi. Mãi đến khi thai được 10 tuần chị mới hay biết mình mang bầu đôi một bánh nhau 2 buồng ối, nguy cơ truyền máu song thai và nhiều nguy cơ khác.

“Mình rất lo nên tuần 12 xuống Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám lại và đo các chỉ số cơ bản của em bé. Do bầu đôi nên chỉ đo được độ mờ da gáy và biết 2 con vẫn tốt nhưng tuần 12 mình phát hiện nhau bám thấp – một dạng của nhau tiền đạo”, chị Lan Hà kể.  

Hai con vừa chào đời, mẹ nằm trên bàn mổ thở phào nhẹ nhõm khi nghe BS nói một câu - 3

Bầu chị Lan tăng 20kg.

Chị Lan chia sẻ, trường hợp song thai 1 bánh rau 2 buồng ối là trường hợp sinh đôi nhiều rủi ro, nếu bị truyền máu song thai phải sang Thái, Malaysia để phẫu thuật và cơ hội sống không cao. Tuy nhiên, thời điểm chị mang bầu may mắn ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có trung tâm nghiên cứu và sàng lọc trước sinh đang nghiên cứu đề tài khoa học cấp quốc gia về vấn đề này do bác sĩ Sim và bác sĩ Thương phụ trách nên chị đã tìm đến đây để được theo dõi và tư vấn.

Vậy là chị được xếp vào diện theo dõi của đề tài, cứ 2-3 tuần vợ chồng chị lại xuống viện để theo dõi các chỉ số của em bé. Mặc dù không bị ra máu thai kỳ nhưng chị phải lo lắng khi nhau tiền đạo phát triển theo hướng rau tiền đạo trung tâm. Đặc biệt 32 tuần 5 ngày chị xét nghiệm có protein niệu trong nước tiểu trong khi cần phải tiêm trưởng thành phổi vì có nguy cơ sinh non bởi nhau tiền đạo.

“Bác sĩ Thương giới thiệu mình sang Bạch Mai khoa Nội tiết để nằm theo dõi khi tiêm trưởng thành phổi, do tiêm trưởng thành phổi đường huyết tăng cao nguy hiểm cả mẹ và con nên mình phải nằm lại 6 ngày để ổn định đường huyết.

Bầu mình tăng 20kg . Mình luôn chủ động đi lại nhẹ nhàng, tâm lý thoải mái và nghỉ làm từ tuần 31. Những tháng cuối thai kỳ mình ăn uống nhẹ nhàng và cố gắng chờ đợi để mẹ con gặp nhau an toàn nhất”, chị Lan chia sẻ.

Hai con vừa chào đời, mẹ nằm trên bàn mổ thở phào nhẹ nhõm khi nghe BS nói một câu - 4

Mang bầu song thai hai buồng ối một bánh nhau, bị nhau tiền đạo nên khi nằm phòng mổ là hơn 1 giờ căng thẳng của chị. 

Một giờ căng thẳng trong phòng mổ vì nhau tiền đạo nguy hiểm

Vì bị nhau tiền đạo, các bác sĩ sợ sẽ nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con khi chuyển dạ nếu giữ thai lâu nên chị Lan Hà được mổ ở tuần 38.

Chị bảo đây thực sự là ca mổ chị sợ nhất dù đặt trọn niềm tin vào bác sĩ. Thậm chí, chị vô cùng lo lắng trước khi mổ nghe bác sĩ nói đây là một ca khó, bị nhau tiền đạo nếu nguy hiểm phải cắt bỏ tử cung. Chị còn nhớ hôm đó ca mổ không gây mê, chỉ gây tê, chị biết hết mọi thứ trong quá trình mổ và lo lắng suốt một giờ đồng hồ các bác sĩ xử lý lấy nhau ra.

“Các bác sĩ mổ lấy con chỉ mất 2 phút nhưng xử lý lấy nhau phải mất 1 giờ. Mình chỉ thở phào được khi bác sĩ ngó lên bảo “xong rồi em nhé”, ơn trời vì không phải cắt tử cung. Trong lúc nằm trên bàn mổ mê man bất tỉnh sợ hãi mình nghe bác sĩ gây tê nói rằng “Lan may mắn gặp thầy gặp thuốc vì bác sĩ Thương là bác sĩ nội trú giỏi của Khoa”, chị Lan cười.

Hai con vừa chào đời, mẹ nằm trên bàn mổ thở phào nhẹ nhõm khi nghe BS nói một câu - 5

Hai bé Bảo An và Bảo Khang.

Hai bé nhà chị Lan chào đời vào ngày 16/5, bé Bảo An nặng 2,4 kg còn Bảo Khang nặng 2,8 kg. Nhìn thấy 2 con chào đời khỏe mạnh chị lại nở nụ cười hạnh phúc, cuối cùng thai kỳ vất vả 3 mẹ con chị đã vượt qua bình an.

Chị Lan vẫn nói vui rằng, 17 ngày qua, kể từ khi 2 con chào đời chị chuyển từ thân phận Hoàng hậu sang “nô tỳ” cho 2 hàng tử. Mặc dù vất vả, quay cuồng mỗi lần 2 con khóc, đòi ăn và cả vệ sinh cùng lúc nhưng chị chưa bao giờ than mệt bởi chị biết mình có thai kỳ may mắn hơn nhiều mẹ khác, luôn có ông xã đỡ đần việc chăm con và có con gái lớn phụ giúp mẹ chăm 2 em, làm những việc nhỏ nhặt. Đó là hạnh phúc lớn nhất của chị.

Thai 4,4kg được chỉ định mổ đẻ, mẹ bầu Hải Phòng quyết chờ ngày đẹp và cái kết đau đớn
Sản phụ là Lê Thị A. T vào viện lúc 15h40' ngày 25/6 với chẩn đoán thai 40 tuần, thai to, theo dõi dây rau ngắn. Bác sĩ đã chỉ định và khuyên bệnh...
Hồng Nhung (Ảnh: NVCC)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh đôi và đa thai