10 năm oằn mình gánh tiếng "gái độc không con", mẹ Hải Dương nhận cái kết bất ngờ

Ngày 25/09/2018 10:01 AM (GMT+7)

Ở tuổi 33 đã hai lần mổ thai ngoài tử cung, một lần mổ thăm dò, hai lần bơm IUI, 2 lần kích trứng làm IVF, 6 lần chuyển phôi thất bại… đó là một phần trong số những vất vả trên chặng đường tìm con của người mẹ Hải Dương.

Đón tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ ở Đường Tuệ Tĩnh, thị trấn Thanh Miện, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, chị Vũ Hà không giấu nổi niềm hạnh phúc bởi sau hơn 10 năm đợi chờ mòn mỏi mong có tin vui, phép nhiệm màu cũng đã đến với chị và cả gia đình. Tuy nhiên, để có được tiếng cười của bé Thùy Dương ngày hôm nay, không đơn giản chỉ là những tháng năm đợi chờ mà ở đó còn cả trăm ngàn nỗi buồn và những thử thách đầy cam go khiến anh chị không ít lần lùi bước. 

10 năm oằn mình gánh tiếng amp;#34;gái độc không conamp;#34;, mẹ Hải Dương nhận cái kết bất ngờ - 1

Bé Phạm Thùy Dương là món quà tinh thần suốt 10 năm bố Thụy và mẹ Hà tìm kiếm (Ảnh NVCC)

10 năm không con - Hai vợ chồng sống đúng nghĩa hai người góp gạo thổi cơm chung

Chặng đường “tìm con” của vợ chồng anh Phạm Văn Thụy và chị Vũ Thị Hà (Hải Dương) bắt đầu từ 6 tháng sau khi kết hôn. Chờ mãi không có tin vui, anh chị quyết định đi khám, bác sĩ kết luận cả hai đều bình thường. Song anh chị cũng không hiểu sao tin vui vẫn không đến. Chị Hà không nhớ vợ chồng mình đã uống bao nhiêu thuốc, đến khám bao nhiêu bác sĩ, thầy lang, đi đến bao nhiêu phòng khám, bệnh viện, hễ cứ có ai mách là anh chị tìm đến.

Chị kể lại: “Cứ nghe tin ai hiếm muộn mà có con là vợ chồng anh đều đến hỏi chữa ở đâu và như thế nào. Hai vợ chồng chăm chỉ làm lụng, kiếm tiền, suốt 3 năm không may một bộ quần áo mới để dành dụm tiền đi chữa bệnh. 10 năm trời đằng đẵng dốc của cải gia sản 2 vợ chồng tiêu tốn mất mấy trăm triệu đồng tiền thuốc men để chữa bệnh”.

Sau chạy chữa, chị Hà may mắn có thai 2 lần nhưng đều bị chửa ngoài tử cung, phải mổ cắt một bên vòi trứng. Sau đó ít lâu chị lại tiếp tục “dao kéo” phẫu thuật thăm dò. Khi được tư vấn về phương pháp IUI, anh chị tiến hành hai lần bơm tinh trùng vào tử cung, tiếp sau đó hai lần kích trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm IVF, nhưng 6 lần chuyển phôi đều thất bại.

10 năm oằn mình gánh tiếng amp;#34;gái độc không conamp;#34;, mẹ Hải Dương nhận cái kết bất ngờ - 2

Gia đình chị Hà hạnh phúc vì tìm được con sau 10 năm.

Có suy nghĩ sẽ phải đầu hàng số phận, vào tháng 4/2015 chị quyết định nói lời chia tay để anh có thể đi xây dựng cuộc sống mới. Thế nhưng vì tình nghĩa nên anh chị không đành dứt bỏ nhau trong lúc khó khăn, ngậm ngùi nuốt trôi mọi cay đắng bên nhau những tháng ngày không con.

Chứng kiến các gia đình khác có con bồng cháu bế, rộn rã tiếng cười trẻ thơ. Anh Thụy không giấu được nỗi buồn: “Một hôn nhân hạnh phúc là nơi có đứa con làm sợi dây nối mạch cảm xúc của vợ chồng nhưng nhìn lại hoàn cảnh của mình, thấy hai vợ chồng như hai người góp gạo thổi cơm chung. Suốt 10 năm đằng đẵng mòn mỏi tìm nụ cười con yêu, đã có lúc hai vợ chồng suy sụp và thầm trách duyên số”.

Không đầu hàng số phận, anh chị nỗ lực làm việc kiếm tiền để tìm đến các nơi có kỹ thuật hiện đại quyết tâm tìm bằng được nụ cười con yêu.

10 năm oằn mình gánh tiếng amp;#34;gái độc không conamp;#34;, mẹ Hải Dương nhận cái kết bất ngờ - 3

Bé Thùy Dương sắp trong một tuổi - Bé gái khỏe mạnh và không kém phần nghịch ngợm.

Một thập kỷ mang tội “gái độc không con” để rồi nhận cái kết bất ngờ

Sáng tinh mơ ngày 30/08/2016 anh chị quyết định đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội khám và mổ nội soi thăm dò, bác sĩ tiếp tục chỉ định hai vợ chồng làm thụ tinh trong ống nghiệm. Tại đây, quá trình kích trứng được 12 noãn tạo thành 7 phôi, đến ngày 27/02/2017 sau khi rã đông chỉ còn được 1 phôi, bác sĩ vẫn quyết định chuyển vào tử cung người mẹ dù biết khả năng thụ thai rất mong manh.

Cuối cùng, trời không phụ lòng người, may mắn đã mỉm cười với vợ chồng chị Hà khi bác sĩ thông báo chị có thai. Tuy nhiên, hành trình mang bầu của chị cũng không hề suôn sẻ như những phụ nữ khác.

Đến tuần thai thứ 29, chị Hà phải chuyển gấp sang Bệnh viện Phụ Sản Trung ương theo dõi vì luôn trong tình trạng ít ối, ra máu, dọa sinh non. Đúng 4h30 ngày 16/10/2017 khi thai tròn 35 tuần, chị phải mổ sớm và cháu bé được chăm sóc đặc biệt 20 ngày mới được trở về với bố mẹ.

Chị Hà nhớ lại cảm xúc: “Khi bác sĩ mổ lấy con, mình đã nghe tiếng con khóc, cô y tá cho mẹ xem con, lúc đó mình mừng chảy nước mắt vì đã được nhìn thấy con. Nằm trên bàn mổ nghe rõ mồn một tiếng anh xã tả về ánh mắt long lanh của con mà quên hết cơn đau”.

10 năm oằn mình gánh tiếng amp;#34;gái độc không conamp;#34;, mẹ Hải Dương nhận cái kết bất ngờ - 4

Vợ chồng chị Hà đứng cạnh Bác sỹ Thu Hiền - Người đã mang lại tiếng cười trẻ thơ cho gia đình (Ảnh Bệnh viện cung cấp)

Chia sẻ về những chuỗi ngày đi tìm con, ngẫm lại anh Thụy chị Hà cảm thấy nhiều khi giống như đánh cược với canh bạc đỏ đen. Lần chuyển phôi thứ 7 chỉ với duy nhất một phôi cũng là lần cuối, khả năng có con cực kỳ mong manh. Chị chỉ biết ngước mắt lên cầu nguyện để xin trời thương ban cho đứa con làm lộc, để chị không còn phải sống lầm lũi trong cảnh họ hàng dè bỉu: “Cây độc không trái, gái độc không con” mà thường ngày vẫn phải nghe.

BS.CK.II Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết: “Những ca hiếm muộn rất phức tạp và khó khăn, trường hợp cặp vợ chồng anh Thụy chị Hà tưởng chừng vô vọng nhưng cuối cùng vẫn thành công, là niềm khích lệ lớn lao cho bệnh viện. Điều đó đồng nghĩa với việc, sự kiên trì của các cặp đôi cùng kỹ thuật tiên tiến của bệnh viện đã chiến thắng mọi thử thách vốn cam go”.

Mẹ Hà Nam 10 năm mong con mòn mỏi, khi sinh đôi lại chỉ biết đờ đẫn chẳng nhìn con
10 năm mong ngóng con yêu nhưng cuối cùng khi được làm mẹ rồi, chị Du Thị Sáu (Hà Nam) lại bị trầm cảm sau sinh, không nhớ cả các con mình.
Bình An - Ảnh: NVCC
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hiếm muộn - Vô sinh