Hành trình sinh con của Múi Xù trên đất Mỹ: Sau 4 tiếng rặn đẻ bị đuối sức phải chuyển sang sinh mổ

Thảo Nguyên - Ngày 15/03/2023 16:00 PM (GMT+7)

Suốt 12 tiếng vượt cạn một mình tại Mỹ, dù không có chồng bên cạnh nhưng mọi vất vả của Múi Xù đã tan biến hết khi nhìn thấy con.  

Hành trình sinh con 12 tiếng của Múi Xù trên đất Mỹ.

Mới đây, Múi Xù đã chia sẻ toàn bộ quá trình 12 tiếng một mình vượt cạn trên đất Mỹ khiến nhiều người xúc động.

Theo Múi Xù cho biết, các bác sĩ và người thân đều khuyên cô sinh thường để tốt cho cả mẹ và con. Múi Xù đã nghe theo và quyết định đẻ thường. Thế nên dù rất đau đớn với những cơn gò nhưng mẹ bầu đã cố gắng rặn suốt 4 tiếng đồng hồ.

Hành trình sinh con của Múi Xù trên đất Mỹ: Sau 4 tiếng rặn đẻ bị đuối sức phải chuyển sang sinh mổ - 1

Khi  cả 2 mẹ con đều đã đuối sức nên bác sĩ chỉ định đẻ mổ.

Khi  cả 2 mẹ con đều đã đuối sức nên bác sĩ chỉ định đẻ mổ.

Tuy nhiên cuối cùng, đầu của thai nhi nằm sai hướng, cộng thêm lúc này cả 2 mẹ con đều đã đuối sức nên bác sĩ chỉ định đẻ mổ. Cuối cùng sau 12 tiếng chịu đựng cơn đau đẻ, công chúa nhỏ Mật Ong đã chào đời.

“Chào mừng con đến với thế giới này, dù ba mẹ không hoàn hảo nhưng sẽ luôn ở bên che chở con cả đời”, Múi Xù xúc động chia sẻ.

Sau sinh, dù đau vết mổ đẻ nhưng mỗi lần được nhìn thấy con gái, lòng những người làm mẹ như Múi Xù cũng được an ủi phần nào. 6h sáng hôm sau, cô đã dậy tập đi lại để sớm hồi phục sức khỏe sau sinh.

Hành trình sinh con của Múi Xù trên đất Mỹ: Sau 4 tiếng rặn đẻ bị đuối sức phải chuyển sang sinh mổ - 3

Sau 12 tiếng chịu đựng cơn đau đẻ, công chúa nhỏ Mật Ong của Múi Xù – Bi Bảo đã chào đời.

Sau 12 tiếng chịu đựng cơn đau đẻ, công chúa nhỏ Mật Ong của Múi Xù – Bi Bảo đã chào đời.

Do đầu của Mật Ong bị tổn thương trong quá trình mẹ rặn đẻ nên sau sinh Mật Ong bị lấy máu 3 ngày liên tiếp để test đường và độ vàng da. Nhưng cuối cùng, may mắn là con khỏe mạnh.

Giống như nhiều mẹ bỉm khác, khi thấy con khóc mỗi lần bị lấy máu, Múi Xù cũng đau lòng như bị ai xé ra từng mảnh.  

Sau sinh, Múi Xù được bồi dưỡng bằng những món ăn ở cữ tốt cho sức khỏe. Cô cho biết 2 mẹ con được các bác sĩ và y tá chăm sóc rất chu đáo.

Có thể thấy sau sinh, Múi Xù lần đầu xuất hiện với hình ảnh mệt mỏi bơ phờ, đầu bù tóc rối hệt như những mẹ bỉm sữa khác. Nhưng dù thời gian này xấu xí nhất, cô cũng chấp nhận và hạnh phúc vì chính con gái nhỏ của mình.

Hành trình sinh con của Múi Xù trên đất Mỹ: Sau 4 tiếng rặn đẻ bị đuối sức phải chuyển sang sinh mổ - 5

Dù sau sinh mệt mỏi và xấu xí nhưng Múi Xù cho biết tất cả điều đó không quan trọng bằng sức khỏe của con.

Dù sau sinh mệt mỏi và xấu xí nhưng Múi Xù cho biết tất cả điều đó không quan trọng bằng sức khỏe của con.

“Ngoại hình mẹ có xấu xí cũng làm sao quan trọng bằng sức khỏe của con. Dù đau nhưng mẹ luôn cố gắng đồng hành cùng con mọi nơi”, Múi Xù cho biết.

Suốt 12 tiếng vượt cạn một mình tại Mỹ, dù không có chồng bên cạnh nhưng mọi tủi thân của sản phụ mạnh mẽ này đã tan biến hết khi nhìn thấy con.  

Như vậy sau bao vất vả, cuối cùng Múi Xù đã được làm mẹ và hạnh phúc bế con trong vòng tay. Cô đã phải đi một hành trình rất dài và khó khăn nhưng chưa bao giờ bỏ cuộc. 

Bác sĩ Thịnh trong lùm xùm với bà Nhân: Làm vợ người ta có bầu còn được cảm ơn, gắn bó với nghề từ nỗi đau mất mẹ
Là "đạo diễn" từ đầu đến cuối ca sinh 5 duy nhất ở Việt Nam, Thạc sĩ, bác sĩ Cao Hữu Thịnh - nguyên bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM được xem là bác sĩ mát tay cho hàng nghìn người vợ hiếm muộn.

Chân dung bác sĩ sản khoa

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện đi đẻ