Bạn đã biết vì sao thai nhi lại đạp trong bụng chưa? Đó là tín hiệu báo bé đang no hoặc đói, thậm chí là vui hay buồn đấy!
9 tháng mang thai, người mẹ sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc trước mỗi sự kiện đặc biệt như khi nhìn thấy que thử thai hiện lên hai vạch, thậm chí ốm nghén hay đau nhức cũng là một trong những sự kiến khiến mẹ ghi nhớ. Tuy nhiên, chắc chắn không có dấu ấn nào đặc biệt bằng khi mẹ cảm nhận được những chuyển động, những cú đã đầu tiên của thai nhi. Những cú đá này có lẽ là ky niệm vui nhất với hầu hết các bậc cha mẹ.
Dù vây, không phải mẹ bầu nào cũng hiểu hết về những cú đạp của em bé, khi nào cảm nhận được thai nhi đạp, vì sao thai nhi lại đạp… Trong bài viết này, tiến sĩ Kiran Coelho, tư vấn viên tại khoa sản phụ, chăm sóc sức khỏe Hinduja, Mumbai sẽ cho mẹ biết thêm những kiến thức cơ bản nhất liên quan đến những cú đạp của bé.
Khi nào thai nhi bắt đầu đá?
Hầu hết các mẹ đều cho biết lần đầu tiên họ cảm nhận được những cú đá của bé là vào khoảng tuần thứ 18 thai kỳ. Với những mẹ bầu mang thai lần hai hoặc ba có thể cảm nhận sớm hơn, vào khoảng tuần thứ 16.
Hầu hết các mẹ đều cho biết lần đầu tiên họ cảm nhận được những cú đá của bé là vào khoảng tuần thứ 18 thai kỳ. (ảnh minh họa)
Làm thế nào để cảm nhận được em bé đá?
Từ tuần 18 đến 28 thai kỳ, chuyển động của bé còn khá nhẹ nhàng cảm giác như bong bóng vỡ trong bụng hoặc con tôm bật bong. Từ tuần 29 đến tuần thứ 36, có nhiều nước ối xung quanh bé nên bé sẽ dễ dàng di chuyển hơn và những cú đá, nhào lộn cũng mạnh mẽ hơn rất nhiều. Thời gian cuối từ tuần 37-40, nước ối ít dần đi cộng với việc tử cung đã khá chật chội nên chuyển động của bé cũng nhẹ nhàng hơn.
Tại sao thai nhi lại đá?
Cá bé có thể di chuyển bên trong tử cung mẹ ngay từ tuần thứ 7 thai kỳ. Tuy nhiên, vì lúc này những chuyện động còn khá nhẹ nhàng, với lượng nước ối lớn nên những chuyện động này không đủ mạnh để tác động vào thành tử cung. Trên thực tế, những cú đá đó là những chuyển động khua chân, múa tay của thai nhi mà thôi.
Khi nào thai nhi đá?
Thai nhi cũng có những chu kỳ ngủ - thức như một đứa trẻ sơ sinh bình thường. Thông thường ban ngày em bé sẽ thức nhiều, đạp nhiều hơn do bị ảnh hưởng bởi những chuyển động của người mẹ và môi trường xung quanh. Buổi đêm, khi bé ngủ, bé cũng sẽ ngủ và ít đạp hơn.
Thai nhi cũng có những chu kỳ ngủ - thức như một đứa trẻ sơ sinh bình thường. (ảnh minh họa)
Cách theo dõi bé đạp như thế nào?
Thông thường, có ít nhất 10 chuyển động của thai nhi trong khoảng 6 giờ nhưng sau tuần thứ 37, số lần bé đạp sẽ ít hơn vì tử cung đã khá chật chội. Tuy nhiê, nếu trong vòng 12 giờ liền mà không thấy bé đạp, mẹ cần phải chú ý.
Để dễ dàng theo dõi những chuyển động của bé, mẹ nên nằm nghỉ ngoi thoải mái. Mẹ cũng có thể uống thêm một ly nước cam để đánh thức bé.
Khi nào cần phải lo lắng?
Khi thai nhi đã chuyển động mạnh, đặc biệt là từ tuần 37 trở đi, mẹ nên dành thời gian mỗi ngày để theo dõi những cú di chuyển của bé để xác định xem bé có đang bình thường hay không. Thông thường, từ 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều sẽ có ít nhất 10 chuyển động của bé. Nếu không nhận thấy bé chuyển động, hãy theo dõi thêm trong khoảng 12 giờ liền, nếu không đủ 10 chuyển động cần gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện khám.