Một ca sinh mổ không hề đơn giản và dễ chịu như những gì nhiều người vẫn nghĩ.
Người ta vẫn thường ví "không có đau gì bằng đau đẻ" để mô tả những đau đớn người phụ nữ phải chịu khi sinh con. Chính vì vậy, khi đau đẻ kéo dài hoặc kiệt sức do sinh thường, nhiều sản phụ thường "đòi", thậm chí van xin bác sĩ cho mổ. Vậy nhưng, có ai biết một ca sinh mổ từ đầu đến cuối diễn ra thế nào không?
Nhiều người cho rằng sinh mổ chỉ đơn giản là phẫu thuật phần bụng người mẹ, lấy em bé ra và khâu lại. Trong cả quá trình, sản phụ đều được tiêm thuốc tê nên đâu có đau đớn gì. Đúng vậy. Sinh mổ có thể không phải chịu đau đớn bằng sinh thường nhưng đó cũng là một hành trình "đáng sợ" không kém. Hãy cùng xem bộ ảnh cận cảnh từ đầu đến cuối một ca sinh mổ dưới đây để hiểu rõ hơn:
Bước quan trọng đầu tiên chính là gây tê. Trong trường hợp khẩn cấp, các bác sĩ sẽ gây tê toàn thân để quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh và đề phòng được tai nạn ngoài ý muốn. Còn đối với những trường hợp thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ gây tê một phần.
Y tá sẽ chịu trách nhiệm viết hồ sơ cho mẹ và em bé.
Một y tá khác sẽ chuẩn bị các dụng cụ cần dùng trong ca mổ.
Kiểm tra tim thai lần cuối trước khi phẫu thuật.
Khử trùng vị trí phẫu thuật.
Cả cơ thể người mẹ được phủ một tấm vải khử trùng, chỉ để hở ra vùng thực hiện phẫu thuật.
Bác sĩ đeo găng tay, khử trùng sạch sẽ một lần nữa để bảo đảm cả quá trình phẫu thuật không bị nhiễm khuẩn.
Ca phẫu thuật bắt đầu. Đầu tiên, bác sĩ chỉ nhẹ nhàng cắt lớp biểu bì chứ không phải dùng dao mổ "phanh" một lần là xong như chúng ta vẫn tưởng.
Các bác sĩ sẽ rạch dần từng lớp một để có thể lấy được em bé ra.
Những vết rạch chắc chắn sẽ bị chảy máu nên trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ cần người hỗ trợ liên tục dùng bông thấm máu.
Chiều dài của vết rạch được tính toán cẩn thận đến từng milimet để vừa đủ cho đầu đứa bé lọt qua.
Nhìn hình ảnh vết rạch khá đáng sợ nhưng thực chất vùng bụng đã được gây tê nên thai phụ sẽ không thấy đau. Tuy nhiên, cô ấy vẫn sẽ cảm nhận được từng vết dao rạch vào cơ thể mình.
Cuối cùng, chỉ cần rạch tử cung nữa là bé có thể chui ra. Bác sĩ sẽ phải thật cẩn thận vì rất dễ mổ trúng cơ thể em bé.
Đầu em bé đã xuất hiện.
Bác sĩ kéo đầu em bé ra rồi dùng phương pháp chuyên khoa đặc biệt đè lên người mẹ để giúp đẩy nốt phần thân của bé ra.