Ở tuổi sắp lên chức bà ngoại, mẹ vợ tôi lại bất ngờ muốn sinh thêm con cho vui cửa vui nhà.
Mấy hôm trước, mẹ vợ gọi vợ chồng tôi sang ăn cơm tối, tiện có chuyện muốn bàn. Vợ chồng tôi tan làm rồi về nhà bố mẹ luôn.
Vừa ngồi xuống mâm gắp được vài miếng, mẹ khiến vợ chồng tôi suýt sặc khi nói bà muốn sinh thêm con. Trước đây vì gia đình khó khăn nên mẹ chỉ sinh vợ tôi để tập trung phát triển kinh tế. Giờ đã dư giả, con gái lớn đi lấy chồng nên mẹ thấy buồn. Bà muốn sinh thêm con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Ý định của mẹ khiến vợ chồng tôi mắt tròn mắt dẹt. Nhưng vẫn chưa hết, mẹ vợ tôi muốn khi nào bà sinh em bé thì vợ chồng tôi chuyển về nhà ngoại sống một thời gian để vợ tôi tiện hỗ trợ chăm mẹ và em bé. Mẹ vợ tôi là người rất khó tính và bà không thích thuê giúp việc, không thích có người lạ ở trong nhà.
Mẹ vợ lớn tuổi nói muốn sinh con, cả nhà tôi không ai đồng ý. (Ảnh minh họa)
“Hằng nó bảo hai đứa kế hoạch mấy năm nữa mới sinh con. Vậy tới đây các con về đây ở nhé, như vậy cũng vui mà. Việc này mẹ nhờ 2 đứa, các con giúp mẹ nhé”, mẹ vợ tôi hồn nhiên nói.
Nghe mẹ nói, vợ tôi lập tức khuyên mẹ không nên sinh em bé vì bà đã nhiều tuổi rồi. Bố vợ tôi ngồi bên cạnh thở dài, ông nói cũng đã khuyên, nhưng mẹ vợ dứt khoát không nghe, còn khóc lóc doạ dẫm này khác nên ông bó tay bất lực.
Vợ tôi thì là người hiền lành, yêu mẹ, thương mẹ, nghe lời mẹ, cho nên cô cũng chẳng thể cản được bà.
Tôi là con rể nên ngại, không muốn bày tỏ ý kiến. Nhưng trong lòng tôi thấy ý định của mẹ vợ thật chẳng hợp lý chút nào. Mẹ tôi giờ đã đến tuổi sắp lên chức bà ngoại, tự nhiên lại muốn sinh nở. Đã vậy còn bắt vợ tôi về sống cùng để chăm mẹ, chăm em. Như vậy chẳng phải là thiệt thòi cho vợ tôi quá hay sao? Chưa kể cuộc sống của vợ chồng tôi cũng sẽ bị xáo trộn rất nhiều.
Vợ chồng tôi còn trẻ, đang muốn phấn đấu sự nghiệp, yêu thích cuộc sống tự do. Chính vì thế nên trước khi cưới, cả hai đã thống nhất sẽ ở riêng chứ không ở với bố mẹ tôi. Giờ tự nhiên hai đứa lại về nhà vợ ở, tôi thành ra ở rể, nghĩ thôi đã thấy không thoải mái rồi.
Vợ chồng tôi cãi nhau vì ý định sinh con ủa mẹ vợ. (Ảnh minh họa)
Sau khi về nhà, hai vợ chồng tôi bàn bạc với nhau. Ban đầu Hằng cũng nghĩ ngợi vì bao năm qua mẹ đã hy sinh nhiều thứ để toàn tâm lo cho cô ấy. Giờ mẹ muốn nhờ vả một chút, vợ tôi khó mà từ chối. Dù nghe tôi phân tích thế nào, Hằng cũng chỉ nói cô ấy sẽ khuyên mẹ, nhưng quyết định cuối cùng là ở mẹ. Nếu bà đã quyết, cô ấy sẽ không phản đối.
Nghe quan điểm của vợ tôi càng khó chịu. Hai đứa cãi nhau một trận khá lớn. Tôi nói với vợ rằng mình không đồng ý chuyện về nhà ngoại ở như lời mẹ đề nghị. Còn nếu em không nghe mà một mực làm theo ý mẹ thì có lẽ chúng tôi phải cùng nhau ngồi xuống để xem lại về cuộc hôn nhân này.
Phụ nữ 48 tuổi có làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được không?
Độ tuổi của người mẹ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tỉ lệ thành công của IVF. Mẹ càng trẻ tuổi, số lượng và chất lượng trứng càng tốt, số phôi tạo thành càng nhiều. Nếu kết hợp với tinh trùng khỏe mạnh, cơ hội chuyển phôi thành công sẽ cao hơn.
Trong 10 năm trước thời điểm mãn kinh (tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ là 51 tuổi, theo WHO), việc thụ thai bắt đầu gặp khó khăn. Tỷ lệ có thai của phụ nữ trong độ tuổi 40 chưa đến 5% mỗi tháng và giảm xuống còn 1% khi chị em bước vào độ tuổi từ 45-49.
Ở tuổi 48, tỷ lệ mang thai của phụ nữ bằng phương pháp IVF là chưa đến 10%. Ngoài ra, trẻ em sinh ra bởi người mẹ ở độ tuổi U50 sẽ có nhiều nguy cơ mắc hội chứng Down, tỷ lệ là 1/100 trẻ. Do đó, mẹ cao tuổi khi muốn làm IVF cần sàng lọc phôi tiền làm tổ để kiểm tra yếu tố di truyền.
Những người mẹ mang thai ở độ tuổi U50 sẽ phải đối diện với nguy cơ xảy ra biến chứng như thai lưu, em bé nhẹ cân, sinh non,... Đồng thời mẹ thường được chỉ định sinh mổ.
Các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ lớn tuổi nếu muốn làm IVF cần được khám sức khoẻ sinh sản toàn diện và làm càng sớm càng tốt. Nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về việc làm IVF như: Sức khỏe, thể trạng, tâm lý, kinh tế thì việc thụ tinh trong ống nghiệm đối với phụ nữ lớn tuổi là điều hoàn toàn có thể.