Nhiều mẹ bầu muốn sinh thường nhưng lại gặp phải các vấn đề như mẹ yếu không có sức rặn, con quá to,... nên bắt buộc phải sinh mổ.
Sinh thường mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Vì thế, ngày càng có nhiều mẹ bầu mong muốn sử dụng phương pháp sinh này. Tuy nhiên, để sinh thường thuận lợi, có rất nhiều yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống, tập luyện và một số mẹo nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày mà mẹ bầu cần chú ý.
Sau khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi, chẳng hạn như về tim, phổi, gan, thận, máu và rất nhiều bộ phận cơ thể quan trọng khác. Vì thế, trong suốt thai kì, mẹ nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kì, để sớm phát hiện những nguy cơ sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt là phát hiện sớm những sự phát triển bất thường của đứa trẻ, dị tật thai nhi,…để có được biện pháp xử lý phù hợp.
Đồng thời, song song với việc tìm hiểu về giáo dưỡng thai nhi, mẹ cũng nên thường xuyên tham vấn bác sĩ để có được những tư vấn đúng đắn, phù hợp và kịp thời.
Cẩn thận khi sử dụng thuốc: Trong suốt thai kì, mẹ có thể sẽ phải tham gia điều trị một số căn bệnh của mình hoặc tham gia tiêm phòng trước thai kì. Vì thế, việc sử dụng liệu pháp điều trị an toàn và hợp lý trong suốt thai kì là rất quan trọng đối với các mẹ bầu.
Ngủ đủ giấc: Đặc biệt là thời gian trước khi sinh, mẹ nên đảm bảo ngủ đủ giấc để có đủ năng lượng và sức khỏe, chuẩn bị cho quá trình sinh con. Các mẹ bầu không nên thức quá muộn, nên đi ngủ trước 10 giờ, mỗi ngày ngủ đủ từ 8 đến 9 tiếng, ngủ một giấc nhỏ vào buổi trưa. Nếu cảm thấy mệt mỏi, mẹ bầu nên đi nghỉ ngay, tránh cố gắng quá sức.
Theo quan điểm truyền thống, rất nhiều người mong muốn đứa con khi sinh ra mập mạp, vì thế, trong suốt thai kì, mẹ luôn cố gắng ăn và tẩm bổ rất nhiều. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều khiến cơ thể mẹ tăng cân không kiểm soát, gây khó khăn trong việc vận động. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thừa cân của mẹ và thai nhi, gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe của cả hai.
Nhìn chung, 3kg là mức cân nặng lý tưởng khi sinh của thai nhi, không chỉ giúp quá trình sinh dễ dàng hơn, đây cũng là mức cân hợp lý cho sức khỏe của đứa bé. Vì thế, trong suốt thai kì, mẹ nên tham khảo và thực hiện chế độ ăn hợp lý cho bà bầu, đa dạng các loại thức phẩm, kết hợp với vận động phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Việc tập luyện thể dục không chỉ giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, mà còn giúp việc sinh thường trở nên dễ dàng hơn. Mẹ nên lựa chọn các bài tập vận động nhẹ nhàng, đặc biệt là các bài tập giúp tăng cường sự dẻo dai của các cơ vùng bụng, lưng và xương chậu. Đây cũng là một cách thư giãn nhẹ nhàng mà mẹ bầu có thể lựa chọn để tăng suy nghĩ tích cực. Tuy nhiên, các bà bầu nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi lựa chọn loại hình bài tập và cường độ tập luyện phù hợp.
Nghiên cứu chỉ ra rằng việc quan hệ vợ chồng vào giữa thời kì mang thai có thể hỗ trợ cho việc sinh con theo phương pháp tự nhiên, thắt chặt tình cảm vợ chồng cũng như tốt cho sự phát triển của bào thai.
Mẹ có thể có quan hệ tình dục từ tháng 4-5 của thai kì trở đi. Tại giai đoạn này, bào thai đã được hình thành, tình trạng thể chất của người mẹ tương đối ổn định, tăng ham muốn tình dục. Các cặp vợ chồng có thể quan hệ khoảng 1 lần mỗi tuần, tuy nhiên, mẹ cần chú ý vận động nhẹ nhàng, và giữ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ, tránh dẫn đến nhiễm trùng, gây ảnh hưởng đến thai.
Kể từ những ngày đầu tiên của thai kì, mẹ cũng nên chú ý đến sự thay đổi về mặt tâm lý của bản thân mình. Việc mang thai, nhất là mang thai lần đầu thường khiến cho mẹ lo lắng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm lý, đồng thời, cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với tâm lý của đứa trẻ.
Vì thế, trong thời gian mang thai, để tránh lo lắng, bất an, mẹ có thể đọc sách để bổ sung kiến thức về quá trình mang thai, gặp gỡ bạn bè, thư giãn, giải trí phù hợp để có được tâm trạng vui vẻ, tích cực.