Nhưng câu nói của người mẹ chồng sau khi sự việc đau lòng xảy ra mới khiến bà mẹ trẻ như “chết lặng”.
Chuyển động của thai nhi được coi là mối tương tác tuyệt diệu giữa bé và bố mẹ trong những tháng ngày bé nằm trong bụng mẹ. Đây cũng là cách đặc biệt để thai nhi giao tiếp với mẹ, báo cho mẹ biết con có đang ổn hay không khi mà bé chưa thể khóc hay nói được. Và vì không quyết đoán lắng nghe những chuyển động của bé mà có những sự việc đau lòng đã xảy ra với các bà bầu. Câu chuyện của bà mẹ dưới đây là một trường hợp như thế.
Người phụ nữ 30 tuổi đã hạ sinh em bé đầu lòng là một cậu bé, lần này cô hạnh phúc vì mang thai thêm một bé gái. Thai kỳ của cô diễn ra khá suôn sẻ nhưng đến tuần 28 thai kỳ, bác sĩ thông báo em bé bị dây rốn quấn cổ, ngoài ra mọi thứ đều bình thường. Cho rằng dây rốn quấn cổ là hiện tượng khá phổ biến và cũng mới chỉ ở tuần 28 nên em bé có thể sẽ tự gỡ dây rốn ra được nên bà mẹ này không mấy lo lắng.
Bà mẹ đã phải trải qua ca sinh mổ lấy thai nhi đã qua đời ra vô cùng đau đớn.
Tuy nhiên một vài ngày trước ngày dự sinh, cô bất ngờ nhận thấy hiện tượng thai nhi chuyển động, đá, đạp, nhào lộn nhiều bất thường. Bà mẹ này đã hỏi mẹ chồng vì tin tưởng mẹ có kinh nghiệm hơn mình nhưng nhận được câu trả lời chắc chắn như đinh đóng cột: “Bây giờ thai nhi lớn rồi nên sẽ chuyển động mạnh hơn. Đây là một dấu hiệu tốt, có gì mà phải lo lắng. Không phải đi khám đâu cả”. Vì vậy, cô yên tâm hơn và không đi khám thai nữa.
Vậy nhưng không ngờ chính vì việc bỏ qua dấu hiệu này mà bà mẹ này đã phải chịu hậu quả vô cùng đau lòng. Sau vài ngày thai nhi chuyển động nhiều bất thường, đến ngày thứ 3 thì hầu như bà mẹ này không nhận thấy chuyển động của em bé nữa. Vợ chồng cô vội vã đến bệnh viện kiểm tra và bà mẹ bật khóc tại chỗ khi bác sĩ nói không thể tìm thấy nhịp tim thai. Cô đã phải trải qua ca sinh mổ lấy thai nhi đã qua đời ra vô cùng đau đớn.
Nhưng sau đó cô còn sốc hơn cả với câu nói của người mẹ chồng: “Đứa trẻ mất rồi, con khóc cũng vô dụng thôi. May mắn là vẫn còn cháu trai”.
Người mẹ đau khổ vì sau 40 tuần mang thai lại không được bế con.
Bà mẹ đã phải mất nhiều ngày tháng sau đó sống trong sự đau đớn vì đã mang nặng tới 40 tuần mà không được đón con chào đời chỉ vì bỏ qua dấu hiệu mà cô đã nhận thấy rõ ràng. Chính vì vậy việc theo dõi chuyển động của thai nhi là vô cùng quan trọng và khi mẹ bầu nhận thấy những “dấu hiệu cầu cứu” này của em bé, cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Đau bụng dữ dội
Trong thời gian mang thai, người mẹ có thể bị đau bụng nhẹ ở một số giai đoạn nhất định và chủ yếu là bình thường. Tuy nhiến nếu những cơn đau bụng đến đột ngột, co cứng thì cần chú ý bởi có thể đây là một cảnh báo sớm về hiện tượng thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.
Cháy máu âm đạo
Vào thời kỳ đầu mang thai, nếu mẹ thấy vùng kín bị chảy máu nhiều kèm dấu hiệu đau bụng có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung hoặc động thai, sảy thai. Mẹ đi khám sớm có thể sẽ được bác sĩ kê các loại thuốc giữ thai trong trường hợp bị đông thai.
Việc theo dõi chuyển động của thai nhi là vô cùng quan trọng.
Chuyển động thai nhi bất thường
Chuyển động của thai nhi là hoạt động sinh lý bình thường của bào thai, mẹ có thể cảm nhận được từ khoảng tuần thứ 18-20 thai kỳ trở đi. Nếu chuyển động của thai nhi ít hơn 10 lần/12 giờ hoặc nhiều hơn 40 lần/12 giờ có thể cho thấy đó là dấu hiệu thai nhi bị thiếu oxy trong tử cung.
Ngứa da dữ dội
Ngứa da cũng là một dấu hiệu khá phổ biến khi mang thai nhưng nếu mẹ bị ngứa da dữ dội và bị lan rộng khắp cơ thể đặc biệt là ở vùng lòng bàn tay, chân và kèm dấu hiệu vàng da nhẹ thì mẹ cần đi kiểm tra GPT để xác định hội chứng ý mật trong gan. Căn bệnh này dễ khiến thai nhi bị ngạt, sinh non, chết lưu hoặc xuất huyết hậu sản.
Nước ối bất thường
Nước ối là một trong những yếu tố để duy trì sự tồn tại của thai nhi. Quá nhiều nước ối có thể là dấu hiệu chỉ ra những bất thường ở hệ thống thần kinh trung ương, tim mạch của thai nhi. Nếu ít hơn 400 ml nước ối được gọi là thiểu ối cũng sẽ ảnh hưởng đến thận và phổi của bé.