Bà mẹ 28 tuổi đã vô cùng sợ hãi khi thấy máu chảy lênh láng trong phòng tắm trước ngày dự sinh 2 tháng.
Kể lại ca sinh con của mình, bà mẹ người Anh Hayley Scholes cho biết cô đã có những trải nghiệm vô cùng đáng sợ, thậm chí khiến cô suýt ngất khi bất ngờ ra máu ồ ạt ở tuần 31 thai kỳ, trước ngày dự sinh tới hơn 2 tháng, hồi tháng 4 vừa qua.
Trước đó, ở tuần 20 thai kỳ, khi đi siêu âm thai, chị được chẩn đoán bị chứng nhau tiền đạo – một bệnh lý khi nhau thai ở dưới thấp, đáy tử cung. Khi đó, các bác sĩ đã lưu ý chị có thể sẽ phải sinh mổ để đón con chào đời.
Chị Hayley Scholes bất ngờ bị ra máu nặng khi mang thai 31 tuần.
Hơn 2 tháng sau đó, Hayley Scholes bất ngờ bị ra máu rất nhiều khi đang ở trong phòng tắm tại nhà. Ngay lập tức cô được đưa đến bệnh viện. Vì tình trạng ra máu quá nhiều nên bà mẹ 3 con này nghĩ rằng em bé của cô có thể đã chết.
“Khi thấy quá nhiều máu chảy, tôi vội vã gọi cho xe cứu thương. Tôi đã nghĩ rằng đứa con trong bụng mình đã chết. Vì đã từng bị sảy thai nên tôi càng lo lắng hơn. Khi đến bệnh viện, tình trạng máu chảy vẫn không ngừng, sau đó là sự xuất hiện của các cơn co thắt. Tôi đã vô cùng hốt hoảng vì sợ sẽ sinh thường trong khi bác sĩ nói tôi phải đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con vì chứng nhau tiền đạo.”, chị Hayley kể lại.
Khi được bác sĩ kiểm tra, họ đã thông báo với tôi một thông tin gây sốc là tôi sắp sinh ra nhau thai chứ không phải con, trong khi tất cả các ca sinh khác đều phải sinh ra em bé trước khi nhau thai được xổ ra. “Sau đó họ đưa thẳng tôi đến phòng phẫu thuật.”
Chị sinh ra nhau thai trước khi em bé chào đời.
Trước đó ở tuần 28 thai kỳ, Hayley cũng được bác sĩ cho biết nhau thai của cô chỉ cách cổ tử cung 1mm và cô bắt buộc phải sinh mổ.
Sau khi sinh ra nhau thai, Hayley đã được mổ khẩn cấp để đưa em bé ra ngoài. Vì chào đời quá sớm nên bé Willow được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện suốt 4 tháng sau đó.
“Tại thời điểm đó, tôi đã vô cùng sợ hãi vì còn không nghe thấy con khóc. Con cũng không được da tiếp da với mẹ và không được bú mẹ. Lần đầu tiên nhìn thấy con sau sinh với rất nhiều dây rợ xung quanh, tôi đã bật khóc.”
May mắn là sau thời gian dài được chăm sóc tại bệnh viện, em bé Willow đã phục hồi khá tốt và đã được về nhà với gia đình. “Tôi đã từng nghĩ con không thể sống được nhưng Willow vẫn mạnh mẽ vượt qua tất cả.”
Em bé may mắn phát triển khỏe mạnh sau đó.
Quyết định chia sẻ câu chuyện của mình, bà mẹ 2 con Hayley cho biết cô muốn các mẹ bầu cần có kiến thức và hiểu biết nhất định về chứng bệnh nhau tiền đạo, để không rơi vào tình huống nguy hiểm như cô trong thai kỳ.
Nhau tiền đạo là gì? Nhau tiền đạo là tình trạng xảy ra khi một phần hoặc tất cả bánh nhau nằm vắt ngang qua cổ tử cung thay vì bám cao hơn trên thành tử cung của người mẹ. Trong bệnh lý nhau tiền đạo, hoàn toàn đúng theo nghĩa đen là nhau thai nằm “ngay phía trước” đầu em bé, hay nói khác hơn là nằm chặn ngay cổ tử cung người mẹ, làm cản đường ra của em bé. Nhau tiền đạo xảy ra trên thực tế với tỉ lệ một trên khoảng 200 ca mang thai. Dấu hiệu đầu tiên cho biết người mẹ có khả năng bị nhau tiền đạo là chảy máu âm đạo không gây đau đớn, phổ biến nhất là vào khoảng tuần 30 của thai kỳ, đôi khi có thể sớm hơn. Nhau tiền đạo thường được chẩn đoán qua các lần siêu âm, có khi ngay cả trước khi người mẹ có bất kỳ triệu chứng nào. Mặc dù thông thường vào giai đoạn sớm của thai kỳ, nhau thai có thể bám khá thấp trong tử cung, nhưng khi thai kỳ tiến triển và tử cung mở rộng lên thì nhau thai cũng có xu hướng di chuyển lên trên. Nói chung, ngay cả khi người mẹ đã được chẩn đoán là có nhau tiền đạo, thường thì cũng không có vấn đề xảy ra cho đến ba tháng cuối của thai kỳ. Phần dưới của tử cung mỏng ra và kéo dãn để chứa em bé đang phát triển. Nhưng khi điều này diễn ra thì nó có thể xén mất đi một phần của nhau thai. Đây là lý do vì sao đôi khi có thể khó xác định người mẹ có nhau tiền đạo hoặc nhau thai thực sự đã bị bong ra khỏi thành tử cung. |