Mẹ mang thai đôi, đa thai hay bị thừa cân... rất dễ gặp phải tình huống sinh non.
Sinh non hay sinh con thiếu tháng là nỗi lo thường trực của nhiều mẹ bầu. Khi các bé chưa sẵn sàng mà bắt buộc phải chào đời sớm sẽ có thể chất, hệ miễn dịch, sức đề kháng kém hơn các bé khác. Ngoài chế độ ăn uống và lối sống, những yếu tố xấu như gen di truyền và phản ứng hoá học trong cơ thể mẹ cũng có thể gây ra khả năng sinh non cao. Dưới đây là những mẹ bầu dễ rơi vào trường hợp sinh non.
Có tiền sử sảy thai, sinh non
Theo Tiến sĩ Jill Hechtman, giám đốc y khoa bệnh viện Tampa Obstetrics (Florida, Mỹ), tiền sử sinh non là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến sinh non ở các thai phụ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có khả năng sinh non của các mẹ tăng 30 đến 50% nếu trước đó thai phụ đã từng có tiền sử sinh non.
Mẹ bầu có tiền sử sinh non nên theo dõi thai kỳ một cách sát sao để tránh tình huống xấu tiếp tục xảy ra. (Ảnh minh họa)
Sinh con liền nhau
Nguy cơ sinh non sẽ tăng cao nếu các lần sinh nở của thai phụ diễn ra gần nhau. Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí quốc tế về sản khoa và phụ sản, hơn một nửa phụ nữ mang thai trong vòng 12 tháng sau khi sinh con trước sẽ sinh sớm hơn dự định.
Tiến sĩ Scott D. Berns, chủ tịch kiêm tổng giám đốc của Viện nghiên cứu quốc gia về chất lượng sức khỏe trẻ em (NICHQ) cho biết: “Những thống kê cho thấy cứ mỗi tháng trôi qua sau khoảng cách 18 tháng giữa các lần thai kỳ, thì khả năng mang thai khoẻ mạnh và sinh con đúng tháng của bạn sẽ cao hơn”.
Thụ tinh nhân tạo
Tuy các chuyên gia vẫn chưa xác định lý do chính thức cho yếu tố này, nhưng những phụ nữ sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo thường có nguy cơ sinh non cao hơn các thai phụ thụ tinh bình thường.
Phụ nữ mang thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo có nguy cơ sinh non cao hơn tự nhiên. (Ảnh minh họa)
Mang thai đôi hoặc đa thai
Một trong những vấn đề mà mẹ mang song thai hoặc đa thai phải đối mặt là khả năng sinh non cao. Theo tổ chức March of Dimes, 50% các cặp sinh đôi bị sinh non, trong khi đối với các cặp sinh ba, sinh tư hoặc thậm chí hơn, thì thì nguy cơ sinh non có thể tăng lên đến 90%.
Cổ tử cung ngắn
NNhững phụ nữ có cổ tử cung bị rút ngắn, đặc biệt là người đã trải qua thủ thuật khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP) để xét nghiệm tế bào tiền ung thư hoặc bất thường thì sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn.
Bị trầm cảm trước hoặc trong khi mang thai
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí BJOG, các bà mẹ bị trầm cảm, dù là mới bị hay đã bị kinh niên, có nguy cơ sinh non tăng khoảng 30-40%, ở giữa tuần thứ 32 và tuần thứ 36. Việc bố em bé bị trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng tới thai phụ: nguy cơ sinh non của mẹ tăng khoảng 38% khi bố bị trầm cảm.
Vấn đề trầm cảm ở cả bố và mẹ đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. (Ảnh minh họa)
Thiếu cân
Trong khi phụ nữ thường tăng cân nhanh trong thời kỳ mang thai, 21% trong số họ vẫn không thực sự đạt được trọng lượng tiêu chuẩn. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí sản phụ khoa quốc tế, bà bầu nhẹ cân thường dễ bị sinh non hơn.
Bị nhiễm trùng
Nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non, đặc biệt là khi mẹ bầu bị nhiễm trùng những vi khuẩn như mycoplasma và ureaplasma.
Trong khi đó, theo Tiến sĩ Jill Hechtman, khuẩn Streptococcus nhóm B lại ít gây ra sinh non hơn. Nhiều mẹ bầu xét nghiệm dương tính với khuẩn này trong thời kỳ mang thai nhưng thai kỳ vẫn diễn ra đủ tháng đủ ngày.
Nhiễm trùng cũng là một trong những mối nguy hàng đầu dễ dẫn đến sinh non. (Ảnh minh họa)
>> XEM TIẾP: Không muốn con sinh ra dị tật, mẹ bầu cần giải quyết ngay những vấn đề này!
Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai. Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia. |