Ngoài việc chậm kinh, cơ thể bạn sẽ "bắn đi" rất nhiều tín hiệu trong tuần đầu thụ tinh. Nhận biết sớm các tín hiệu này sẽ giúp bạn biết mình đã mang thai trước cả khi thử thai hoặc đến gặp bác sĩ siêu âm.
1. Ngực bắt đầu có sự thay đổi
Sự thay đổi bất thường ở vòng 1 như ngực mềm, lớn hơn, căng tức ngực, đầu ti thâm, có cảm giác như kim châm hoặc ngứa ran ở ngực,... cũng là dấu hiệu có thai bạn cần lưu ý. Bạn thậm chí có thể thấy chúng trở nên đầy đặn hơn và nặng nề hơn. Ngoài ra, khu vực xung quanh vùng núm vú trở nên tối màu.
Điều này xảy ra do sự thay đổi hormone trong thai kỳ xảy ra sau hai tuần thụ thai. Bạn có thể nhận thấy những thay đổi này phát triển trong khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 sau khi thụ thai. Những triệu chứng này sẽ biến mất khi cơ thể bạn thích nghi với những thay đổi của hormone.
2. Chậm kinh
Tất nhiên rồi, đây là dấu hiệu điển hình thông báo bạn đã có thai. Tại sao nói chậm kinh cũng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm ở chị em phụ nữ? Theo giải thích của các bác sĩ, trứng sau khi được thụ tinh, cơ thể chị em sẽ ngay lập tức sản sinh hormone HCG tiết ra từ nhau thai. Điều này không chỉ giúp duy trì thai kỳ phát triển bình thường, mà nó còn có tác dụng giảm lượng trứng tích tụ từng tháng. Hay nói đơn giản hơn là chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ biến mất trong ít nhất toàn bộ thời gian diễn ra thai kỳ.
Chậm kinh đôi khi chỉ là do bạn đang bị stress hay thay đổi thói quen sinh họa nên để chắc chắn rằng mình có mang thai hay không, bạn nên mua que thử thai về thử ngay tại nhà.
3. Nhiệt độ cơ thể tăng
Nhiệt độ cơ thể của người trưởng thành sẽ thường giao động trong khoảng 36,1 - 37,2 độ C. Nhiệt độ của người mới mang thai sẽ thường cao hơn bình thường khoảng 0,5 độ. Tuy nhiên, thân nhiệt ở mỗi mẹ bầu sẽ có thể khác nhau và thường nằm trong khoảng 36,9 đến 37,2 độ C.
Ở bất cứ giai đoạn nào trong thời kỳ mang thai, thân nhiệt của chị em cũng có thể tăng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 3 tháng đầu, thân nhiệt của chị em thường tăng nhẹ và đây cũng được coi là một trong những biểu hiện sớm của việc mang thai, xuất hiện trước biểu hiện chậm kinh.
Như vậy, nếu nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ khi mang thai, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ, chị em không cần lo lắng quá. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên thường xuyên theo dõi nhiệt độ của cơ thể.
4. Cảm thấy mệt mỏi
Khi mang thai, mẹ bầu thường phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi, hay choáng váng, sức lực gần như bị vắt kiệt. Nguyên do là vì cơ thể bạn bắt buộc phải làm việc liên tục để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Việc phải tăng lưu lượng máu đến tử cung để nuôi phôi thai cũng khiến hệ tuần hoàn phải làm việc vất vả hơn. Ngoài ra, nhịp tim cũng đập nhanh hơn do phải hoạt động với công suất cao nhằm tăng cường oxy đến buồng trứng.
5. Bị táo bón
Khi mang thai, sự thay đổi của hormone và nồng độ nội tiết tố progesterone tăng cao chính là nguyên nhân khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa ít nhiều bị ảnh hưởng, làm bà bầu dễ bị đầy hơi, táo bón. Ngoài ra, thai nhi ngày một lớn dần lên làm tăng áp lực cho xương chậu và bàng quang, dễ khiến bạn bị táo bón trong suốt thai kỳ.
Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu khẳng định bạn đã có thai vì nó cũng có thể xảy ra do một số lý do khác bao gồm hoạt động thể chất thấp, uống không đủ nước, thiếu chất xơ trong thực phẩm, đồ ăn vặt, v.v.
6. Hay bị chuột rút
Đối với chị em, chuột rút xảy ra có thể là dấu hiệu một chu kỳ kinh nguyệt mới, nhưng cũng có thể là dấu hiệu mang thai mà nhiều người ít để ý. Các chuyên gia cho rằng, vào những tuần đầu của thai kỳ, tử cung bà bầu sẽ bị kéo dãn và chèn ép các mạch máu ở phía thân dưới để sẵn sàng cho sự xuất hiện của một thai nhi trong bụng. Lúc này, sức nặng của tử cung tạo áp lực vào các mạch máu ở chi dưới, nên bà bầu rất khó tránh khỏi hiện tượng bị chuột rút trong suốt 9 tháng mang thai.
7. Âm đạo thay đổi màu sắc
Một số phụ nữ cũng nhận thấy những thay đổi trong dịch tiết âm đạo. Cụ thể, chất dịch tiết có màu trắng đục và đây hoàn toàn là hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu nhận thấy những biểu hiện lạ như dịch có mùi hôi, màu vàng, nâu hay xanh và lẫn máu, có cảm giác ngứa, bạn nên đi khám bác sỹ để chắc chắn rằng bạn không bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm.
8. Tâm trạng lâng lâng, dễ xúc động
Nội tiết tố quyết định tâm trạng của chúng ta. Vì vậy, khi nó thay đổi, tâm trạng cũng sẽ thay đổi. Mang thai là khi nội tiết tố có sự lên xuống, đôi khi cao hoặc thấp. Sự tăng vọt của hormone trong cơ thể trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến bạn dễ khóc, dễ xúc động. Bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu này trong ba tháng đầu thụ thai.
9. Buồn nôn kèm theo nôn hoặc không kèm theo nôn
Ốm nghén được coi là dấu hiệu mang thai kinh điển. Phụ nữ đang mong đợi mang thai có thể cảm thấy buồn nôn trong hai tuần đầu tiên sau khi thụ thai. Nguyên nhân của sự khó chịu này là do nồng độ estrogen tăng nhanh. Nó khiến dạ dày trống rỗng nhanh chóng. Bạn thậm chí có thể có cảm giác nôn mửa và nhạy cảm với mùi thức ăn, nước hoa, thuốc lá, khói thuốc, v.v.
10. Tăng mùi cơ thể
Một dấu hiệu khác của thời kỳ đầu mang thai là bạn có thể bắt đầu cảm thấy mùi cơ thể tăng lên. Mặc dù triệu chứng này cũng có thể được gây ra do căng thẳng, tăng cường hoạt động thể chất, thiếu nước, hút thuốc, v.v. Bạn cũng nên cân nhắc các triệu chứng khác khi xác định mang thai sớm.
11. Chóng mặt và đau đầu
Nếu bạn đang ở giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể bắt đầu cảm thấy choáng váng, chóng mặt và ngất xỉu. Điều này xảy ra do sự mất cân bằng nội tiết tố. Đau đầu nhẹ và thường xuyên cũng có thể xảy ra.
12. Ác cảm với thực phẩm
Bạn có thể không thích một số loại thực phẩm nhất định bao gồm đồ chiên, cà phê, v.v. và muốn ăn một số loại thực phẩm nhất định.
13. Đau lưng
Đau lưng, mỏi sống lưng là dấu hiệu có thai xảy ra sớm nhất nhưng thường không được chị em chú ý vì nó khá giống với cảm giác nhức lưng trước mỗi kỳ kinh. Theo các chuyên gia, sở dĩ có triệu chứng này là do quá trình mang thai khiến dây chằng ở lưng của bà bầu bị kéo giãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo hơn và các cơ quan ở vùng này phải hoạt động tích cực để nhanh chóng thích nghi với sự phát triển của bé yêu.