Sau khi cùng chồng "vượt cạn có đôi", mẹ 8x khẳng định: "Được nhiều hơn hẳn mất"

Ngày 31/07/2017 00:06 AM (GMT+7)

Trong thời khắc đau đớn, vất vả nhất, người phụ nữ nào cũng muốn có chồng bên cạnh động viên, an ủi.

Các cụ ngày xưa thường có câu: “Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà vượt cạn mồ côi một mình” để nói nên sự vất vả, gian nan và cô đơn của chị em phụ nữ trong lúc chuyển dạ sinh nở. Tuy nhiên ngày này, nhiều bệnh viện đã cung cấp dịch vụ gói sinh gia đình, cho phép chồng vào phòng sinh cùng vợ. Vì là vấn đề còn mới ở Việt Nam nên nhiều chị em còn băn khoăn không biết có nên cho chồng cùng vào phòng để chứng kiến khoảnh khắc con chào đời không. 

Sau khi cùng chồng amp;#34;vượt cạn có đôiamp;#34;, mẹ 8x khẳng định: amp;#34;Được nhiều hơn hẳn mấtamp;#34; - 1

Từ sau khi để chồng cùng vào phòng sinh lần đầu, chị Mến nhận ra cái được nhiều hơn cái mất.

Gần đây, trên một diễn đàn nổi tiếng dành cho các bà mẹ, chị Nguyễn Thị Mến (28 tuổi, đến từ Đà Lạt, hiện tại sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh) đã chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này. Chị viết: "Trước đây mình cũng chưa từng nghĩ đến việc cho chồng cùng vào phòng sinh nhưng nhờ chồng đăng ký dịch vụ sinh gia đình nên mình thấy rằng việc con được cả ba và mẹ chào đón khi cất tiếng khóc chào đời mang một ý nghĩa thiêng liêng khó diễn tả được bằng lời. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ sẽ có rất nhiều cái được.

Phút lâm bồn chỉ cần nghe chồng ở bên thì thầm thương vợ lắm, rồi cổ vũ vợ ơi cố lên là đã được tiếp thêm biết bao nhiêu động lực. 

- Eva.vn

THỨ NHẤT, khi có chồng bên cạnh an ủi, động viên, massage thì các cơn đau cũng như sự lo lắng sợ hãi sẽ được giảm đi. Chẳng cần gì lúc ấy chỉ cần nghe chồng ở bên thì thầm nào là thương vợ lắm, rồi cổ vũ vợ ơi cố lên, cố lên là đã được tiếp thêm biết bao nhiêu động lực. Thú nhận là nếu không có chồng bên cạnh chắc mình phải mổ chứ không sinh thường được.

THỨ HAI, chồng sẽ cảm nhận đầy đủ những khó khăn, cực nhọc, đau đớn và hy sinh của vợ khi vượt cạn. Nhớ lại ngày sinh bé đầu đau quá mình cắn rách hai lớp áo của chồng luôn. Lúc ấy chồng cứ ôm chặt, thơm má, thơm trán, sau này nghe chồng kể không dám hôn môi vì sợ vợ cắn đứt lưỡi. 

THỨ BA, khi con lọt lòng ba sẽ nhìn thấy bé đầu tiên, tạo nên sự gắn kết tình cảm cha con nhiều hơn. Ngoài ra không sợ bác sỹ trao nhầm con. Đặc biệt những cái hôn yêu thương và những lời khen vợ mà chồng dành cho mình lúc mới sinh xong hạnh phúc vô chừng mọi người ạ. Nhiều khi sau này vợ chồng có cãi cọ mà nhớ lại khoảnh khắc ấy tự nhiên cảm xúc ấy cứ ùa về hết giận luôn. 

THỨ TƯ, khi chồng đã cảm nhận được sự đau đớn của vợ lúc sinh rồi thì đương nhiên sẽ thương vợ nhiều hơn nữa và không ngại việc nhà. Sau sinh, chồng mình xót vợ lắm nên chẳng cho làm gì, kiêng nước cho vợ 3 tháng luôn. Vì một số lý do cá nhân cũng như sức khỏe của ông bà nội ngoại lúc ấy chỉ có hai vợ chồng, cuộc sống khi ấy cũng còn khó khăn nên một tay chồng lo hết chứ không thuê giúp việc. Sáng sớm dậy đi chợ cho cả ngày, về nấu ăn sáng, sơ chế đồ ăn buổi trưa xong đi lên công ty, trưa tranh thủ chạy về nấu ăn, xong lại chạy lên công ty, chiều lại tranh thủ về rửa chén, nấu ăn, lau nhà, giặt giũ…. Tối lại chơi cùng con. Lúc ấy vừa thương chồng vừa thấy hạnh phúc vô cùng.

Sau khi cùng chồng amp;#34;vượt cạn có đôiamp;#34;, mẹ 8x khẳng định: amp;#34;Được nhiều hơn hẳn mấtamp;#34; - 2

Hiểu được nổi khổ của vợ, chồng chị Mến càng yêu vợ thương con hơn.

THỨ NĂM, không những yêu thương và chăm sóc vợ mà còn phụ vợ chăm con nữa nhé. Mà khoa học đã chứng minh là nếu con nhận được sự nhiều sự chăm sóc của ba sẽ thông minh hơn. Bé đầu nhà mình từ bé đến giờ hơn 4 tuổi luôn bám ba: ăn cũng ba, ngủ cũng ba, tắm cũng ba, chơi cũng ba, đưa đón đi học cũng ba, thậm chí đi vệ sinh cũng ba… Mẹ chỉ có việc đọc truyện và chơi cùng hai ba con thôi. Như thế mẹ rất nhàn và cả nhà cũng rất vui phải không nào

Cùng vợ vào phòng sinh, chồng sẽ cảm nhận đầy đủ những khó khăn, cực nhọc, đau đớn và hy sinh của vợ khi vượt cạn.

- Eva.vn

HƠN NỮA, đã từng chứng kiến vợ sinh thì khi vợ mang bầu tập hai chồng sẽ lại càng yêu và chiều hơn nữa vì hầu hết ai cũng hiểu rằng phụ nữ sinh nở lần 2 sức khỏe sẽ yếu đi rất nhiều. Từ ngày mình có bầu chồng đã không cho đụng việc nhà rồi trừ nấu ăn, rửa chén. Con một tay chồng lo hết, lau nhà, giặt đồ, phơi đồ, dọn dẹp nhà cửa chồng giành làm hết, giờ gần sinh nhiều hôm mệt chồng lại vào bếp nấu cơm, rửa chén giúp vợ….Còn nhiều cái được nữa mình chưa liệt kê hết".

Bên cạnh những cái được, chi Mến cũng đưa ra cái mất khi cho chồng cùng vào phòng sinh. Chị chia sẻ: "Điều mất duy nhất khi mình để chồng cùng vào phòng sinh đó là sau khi chứng kiến vợ sinh chồng mình xót quá nên ban đầu bảo chỉ sinh một bé thôi chứ không để vợ sinh nữa. Chuyện thầm kín ấy cũng bị ảnh hưởng một thời gian ngắn nhưng sau đó mọi chuyện cũng ổn hết".  

Hiện nay, chị Mến đang mang bầu bé thứ hai và dự sinh vào ngày 16/9, cũng là ngày sinh nhật của 2 vợ chồng chị. Chị cho biết vì "được nhiều hơn mất" như vậy nên khi sinh bé thứ hai chị vẫn sẽ để chồng cùng vào phòng sinh. 

Vân Anh - Ảnh: NVCC
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu