Mẹ có bất thường về thai kỳ và được bác sĩ chỉ định đẻ mổ nhưng lại boăn khoăn quá nhiều vấn đề về phương pháp này.
Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp đẻ mổ để mẹ yên tâm hơn trong hành trình đón con yêu chào đời nhé!
Sinh mổ là gì?
Sinh mổ là sinh em bé qua một đường rạch phẫu thuật ở bụng và tử cung của người mẹ. Trong nhiều trường hợp nhất định, việc sinh mổ sẽ được dự kiến từ trước. Ngoài ra cũng có những trường hợp, việc sinh mổ được thực hiện bất thường để đáp ứng với những biến chứng không lường trước được trong quá trình chuyển dạ.
Sinh mổ là một phẫu thuật ổ bụng lớn, vì vậy nó có nhiều nguy cơ hơn sinh thường. Các bà mẹ sinh mổ có nguy cơ bị nhiễm trùng, chảy máu nhiều, đông máu, đau sau sinh nhiều hơn, thời gian ở lại bệnh viện lâu hơn, và chậm hồi phục hơn đáng kể. Tổn thương bàng quang hay ruột, mặc dù rất hiếm gặp, cũng phổ biến hơn.
Ngoài ra, nếu bạn có kế hoạch sinh thêm em bé sau này, mỗi lần sinh mổ làm tăng nguy gặp phải một số biến chứng (như nhau tiền đạo và nhau bám bất thường...) trong tương lai. Điều đó không có nghĩa là không nên sinh mổ - trong một số trường hợp, sinh mổ là cần thiết cho sức khỏe của mẹ hoặc em bé, hoặc cả hai.
Sinh mổ là một phẫu thuật ổ bụng lớn, vì vậy nó có nhiều nguy cơ hơn sinh thường.
Khi nào phải sinh mổ?
Một số thai phụ được chỉ định mổ đẻ ngay từ khi mang thai nhưng số khác lại chỉ có quyết định mổ đẻ trong quá trình chuyển dạ. Một số yếu tố có thể dẫn tới chỉ định mổ đẻ bao gồm:
- Ngôi thai ngược (đầu ở trên) hay ngôi ngang hoặc thai nhi có sự bất thường.
- Mang song thai, đa thai.
- Vùng kín của mẹ đang bị vi rút herpes tấn công mà việc đẻ thường có thể lây truyền vi rút này cho trẻ.
- Người mẹ bị nhau tiền đạo (nhau bám quá thấp cản trở đường đi của ngôi thai trong quá trình chuyển dạ) hay bong rau non (nhau thai bong trước khi sinh, gây nguy hiểm cho tính mạng thai nhi).
- Chứng tiền sản giật ở mẹ có thể sẽ khiến tình hình tồi tệ đi rất nhanh, gây nguy hiểm cho thai nhi trong quá trình chuyển dạ.
- Có tiền sử sinh mổ hay mang đa thai trước đó.
Những thai phụ chỉ định mổ trong quá trình chuyển dạ là do các yếu tố sau:
- Nhịp tim của thai trở nên bất thường – có nghĩa rằng bé không đủ sức để theo đến cùng quá trình sinh thường.
- Sa dây rốn hay tràng hoa quấn cổ, gây khó khăn cho quá trình sinh nở cũng như hệ hô hấp của trẻ.
- Nhau thai bị bong đột ngột.
- Em bé không thể di chuyển theo đường đi đã vạch sẵn do cổ tử cung không mở hay vì một lý do nào đó.
Một số thai phụ được chỉ định mổ đẻ ngay từ khi mang thai nhưng số khác lại chỉ có quyết định mổ đẻ trong quá trình chuyển dạ.
Sinh mổ: Nên mổ ngang hay mổ dọc?
Bộ phận sinh dục nữ nằm gọn trong vùng hố chậu, nên các đường mổ trong mổ bụng hở nói chung gói gọn trong vùng hạ vị (bụng dưới). Đường mổ ở thành bụng sẽ lần lượt đi qua các lớp da, dưới da (mỡ và cấu trúc nâng đỡ da), cân cơ, cơ thành bụng, lớp màng bụng (phúc mạc). Đường mổ sẽ được chọn sao cho ít tổn thương nhất các cấu trúc của cơ thể, lành tốt sau mổ, thuận tiện cho việc thao tác trong lúc mổ; yếu tố thẩm mỹ cũng có thể xem xét trong trường hợp không phải là phẫu thuật khẩn cấp. Có thể chia hai nhóm đường mổ: đường mổ dọc và đường mổ ngang.
Đường mổ dọc
Đường mổ dọc, nối liền vùng xương mu và rốn. Về cấu trúc giải phẫu, đây là vùng tiếp giáp giữa 2 cơ thẳng bụng, tương đối ít mạch máu, khi đi qua vùng cơ và cân cơ ít làm tổn thương cấu trúc cơ thể nhất. Đường mổ này có lợi điểm là rất cơ động, khi cần có thể kéo dài lên trên qua rốn để mở rộng phẫu trường. Tuy nhiên, đường mổ thường không đẹp về thẩm mỹ, dễ bị thoát vị thành bụng khi may không đúng kỹ thuật hay việc lành vết thương không tốt. Do đó, đường mổ này thường được sử dụng trong các trường hợp như cấp cứu bệnh nặng (vỡ tử cung, băng huyết sau sinh, thai ngoài tử cung mất máu nhiều…), cần lấy thai gấp (mổ sinh khẩn cấp), tiên lượng cuộc mổ khó, chảy máu nhiều và cần phải can thiệp nhiều thao tác (mổ sinh nhau tiền đạo, nhau bong non, nghi vỡ tử cung), cần thám sát nhiều cơ quan khác trong ổ bụng (trong phẫu thuật ung thư phụ khoa), có khả năng phải mổ lại nhiều lần …
Đường mổ ngang
90% các ca sinh mổ ngày này được mổ ngang. Đường mổ ngang có thể thấp như đường ngang ngay trên vùng mu, hay cao hơn một chút ngang ở mức hai mốc xương chậu. Đường ngang mang tính thẩm mỹ nhiều hơn vì có thể được che bằng y phục. Về giải phẫu, chỉ có khi qua lớp cân cơ và cơ sẽ làm tổn thương nhiều hơn là đường dọc. Tuy nhiên, việc lành vết thương của đường mổ ngang tốt hơn nhiều so với đường dọc. Do đó, ngày nay, hầu như các cuộc mổ sinh không có yêu cầu khẩn cấp hay nguy cơ chảy máu nhiều, cùng các phẫu thuật phụ khoa đơn giản hay vì bệnh lành tính đều chuộng dùng đường mổ ngang.
Có 2 cách tạo đường mổ là đường mổ dọc và đường mổ ngang.
Trong sinh mổ, ngoài đường mổ ở thành bụng, còn cần lưu ý đến đường mở thành cơ tử cung để lấy em bé nữa. Tử cung khi mang thai và vào cuộc chuyển dạ sẽ có 2 phần, phần thân tử cung và phần dưới nối giáp giữa thân và cổ tử cung gọi là đoạn dưới tử cung. Phần thân có thành cơ tử cung dày trong khi đoạn dưới tử cung, càng vào chuyển dạ nhiều càng bị mỏng ra. Đường mở tử cung cổ điển là đường mổ dọc thân tử cung, đường này khá rộng, giúp lấy em bé nhanh chóng, có thể thực hiện khi đã có chuyển dạ hay chưa vào chuyển dạ; tuy nhiên đây là vùng cơ dày, có nhiều mạch máu nên sẽ chảy máu rất nhiều, cầm máu khó khăn. Tử cung với đường mổ này sẽ bị suy yếu, khả năng bị vỡ tử cung khi mang thai lại. Do đó, ngày nay, rất hạn chế khi sử dụng đường mổ dọc thân tử cung, khi buộc lòng sử dụng đều phải giải thích rõ ràng cho bệnh nhân và phải triệt sản để tránh có thai lại. Đường mở tử cung thông dụng hiện nay là đường mở trên vùng đoạn dưới tử cung, hoặc ngang hoặc dọc (đa số là mổ ngang). Đường này qua vùng đoạn dưới, mỏng và ít mạch máu nên ít chảy máu hơn, dễ phục hồi và lành tốt, cũng như ít khả năng vỡ tử cung hơn đường dọc thân.
Mổ lần đầu có thể đẻ thường lần tiếp theo?
Sinh mổ trước đó không có nghĩa là sẽ phải tiếp tục sinh mổ trong tương lai. Khoảng 70% phụ nữ sinh thường sau lần mổ đẻ trước đó đã thành công.