Thai 34 tuần gò nhiều có phải dấu hiệu sắp sinh không?

Ngày 01/10/2017 00:06 AM (GMT+7)

Bước vào những tuần cuối của thai kỳ mẹ bầu phải hết sức thận trọng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Không ít chị em nhận thấy thai 34 tuần gò nhiều cảm thấy vô cùng lo lắng.

Thai gò nghĩa là gì, khi nào thai gò nhiều?

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi về sức khỏe cơ thể. Có những thay đổi khiến mẹ bầu hồi hộp, hạnh phúc khi biết con yêu đang lớn lên từng ngày trong bụng mình, nhưng cũng không ít hiện tượng làm các mẹ lo lắng, bất an, một trong số đó là những cơn gò cứng bụng.

Những cơn gò này xuất hiện nhiều từ cuối tam cá nguyệt thứ hai và đến hết tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên, nhiều thai phụ cho biết họ cảm thấy bụng bị căng cứng từ trước cả khoảng thời gian này rồi.

Đa số các cơn gò này được gọi là cơn gò sinh lý Braxton-hicks (cơn đau chuyển dạ giả) là biểu hiện bình thường khi mang thai.

Thai 34 tuần gò nhiều có phải dấu hiệu sắp sinh không? - 1

Mẹ bầu cần biết cách phân biệt giữa cơn gò sinh lý và cơn đau chuyển dạ để tránh những lo lắng không cần thiết.

Thông thường cơn gò xuất phát từ góc phải tử cung và lan dần khắp tử cung khiến chị em cảm thấy bụng gò nhẹ vài lần trong ngày. Các cơn gò này tần suất xuất hiện không đều (diễn ra trong 30-60 giây), không có nhịp rõ ràng, không gây đau đớn và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai

Nhiều mẹ bầu không phân biệt được thai máy và thai gò. Thật ra, thai máy là khi bé xoay người, đạp, trườn người trong bụng mẹ, đôi khi làm bụng mẹ lệch hẳn về một bên thì chỉ là dấu hiệu vận động của thai nhi.

Ngược lại nếu mẹ bầu có cảm giác bụng bị nhồi lên nhồi xuống nhiều lần trong ngày, cứng căng cứng và đau nghĩa là thai gò quá nhiều thì đây là dấu hiệu bất thường thì cần đi khám ngay.

Thai 34 tuần gò nhiều có nguy hiểm không ?

Một số người cho rằng, bụng gò nhiều khi mang thai là dấu hiệu nguy hiểm nhưng thực tế cho thấy không hẳn là như vậy. Có nhiều nguyên nhân khiến thai 34 tuần gò nhiều. Nếu chị em không thấy có thêm dấu hiệu đau lưng, xuất huyết âm đạo thì bạn cũng không cần quá lo lắng đâu. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến mẹ bầu bị gò cứng bụng :

- Tâm lý của bà bầu : Tâm lý của mẹ bầu có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của thai nhi và phần nào gây ra hiện tượng gò cứng bụng trong thai kỳ. Hiện tượng này thường gặp khi mẹ bầu vui, buồn, lo lắng thái quá, do vậy khi mang thai sự ổn định tâm lý của người mẹ là điều cần thiết giúp đảm bảo sự an toàn cho con yêu.

- Tử cung bị chèn ép bởi áp lực lớn : Khi thai nhi mỗi ngày một lớn dần, đặc biệt là khi bước sang tuần 34 của thai kỳ, tử cung phình to gây áp lực lên các vùng xương chậu, bàng quang, trực tràng nên đôi lúc vùng bụng sẽ xuất hiện hiện tượng gò cứng bụng.

Thai 34 tuần gò nhiều có phải dấu hiệu sắp sinh không? - 2

Tránh gây ra những kích thích mạnh khiến tử cung co thắt trong những tuần cuối thai kỳ, đề phòng dọa sinh non.

- Táo bón thai kỳ :Đây là biểu hiện rất thường gặp ở bà bầu, do việc tiêu hóa gặp khó khăn vì bà bầu thường bổ sung nhiều dưỡng chất trong thai kỳ nhưng ít uống nước và ăn thực phẩm thiếu chất xơ. Trong khi đó ruột non phải làm việc quá sức lại bị tử cung chèn ép gây nên tình trạng táo bón, trĩ.

- Thai nhi cử động : Từ tuần 25 trở đi, xương của thai nhi phát triển cả về chiều dài lẫn chiều rộng, mỗi lần bé xoay trở người trong buồng tử cung sẽ gây ra những cơn gò nhẹ, và đôi khi làm mẹ khó chịu.

Cách xử lý khi thai gò nhiều

Nhiều khi cơn gò tử cung không phải tự dưng xuất hiện mà do mẹ bầu thiếu hiểu biết gây ra những tác động từ bên ngoài. Chị em cần biết rằng sự kích thích ở vùng bụng hoặc đầu núm ti có thể khiến tử cung co thắt mạnh và gây ra hiện tượng sinh non.

Do vậy, từ tuần 25 trở đi, đặc biệt là khi nhận thấy thai 34 tuần gò nhiều, mẹ bầu cần đặc biệt thận trọng khi xoa bụng hoặc vê núm vú (việc này có thể gặp khi chị em bôi kem dưỡng da lên bụng bầu, vệ sinh núm vú khi tắm rửa hoặc người chồng vô tình kích thích khi quan hệ tình dục…)

Khi có cảm giác thai gò nhiều, mẹ bầu nên nằm hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi, tư thế tốt nhất là nằm nghiêng sang trái, co chân. Sau ít phút bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi cơn gò đi qua.

Thai 34 tuần gò nhiều có phải dấu hiệu sắp sinh không? - 3

Khi thấy có cơn gò, mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi và một lúc sau sẽ dễ chịu ngay.

Một số mẹ bầu cho rằng, nếu sinh con ở tuần 34 thì có phải là sinh non không? Các chuyên gia cho biết, trẻ sinh từ tuần 34 đến tuần 36 vẫn là gọi là sinh non muộn, vì vậy bà bầu không được chủ quan nếu thấy thai 34 tuần gò nhiều bất thường. Trong trường hợp xấu nhất, cơn gò dọa sinh non ở tuần 34 chỉ kéo dài trong 5-10 phút và diến biến rất nhanh, nếu người mẹ không biết cách nhận biết để xử lý kịp thời sẽ mất con.

Các bác sĩ sản khoa khuyên rằng, khi thai kỳ đã bước vào những tháng cuối, chị em thường có những cơn co/gò tử cung nhất định. Nếu cơn gò chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biens mất thì không đáng lo. Nhưng bà bầu có nhiều cơn gò cứng bụng trong ngày, kèm theo dấu hiệu đau bụng, ra máu âm đạo, chuột rút thì cần đi khám ngay để có chỉ định thăm khám cần thiết. Nếu không phải trường hợp dọa sinh non, mẹ bầu sẽ được kê thuốc để giảm cơn co.

Riêng với trường hợp mẹ bầu từng bị té ngã trong thai kỳ, có tiền sử sảy thai hoặc sinh non trước đó khi thấy thai gò nhiều cần đặc biệt đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám, phòng ngừa dấu hiệu sinh non.

>> Xem tiếp: MANG THAI TUẦN 32 PHẢI ĂN DẠ DÀY LỢN HẤP TIÊU ĐỂ CON LÀNH DẠ, CÓ HỆ TIÊU HÓA TỐT?

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.  

Phương Thanh (Dịch từ Webmd)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mang thai 6-9 tháng